¡Desconecta con la aplicación Player FM !
Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”
Manage episode 460037881 series 130291
Vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách nay 10 năm đã khiến cả thế giới bàng hoàng, thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Vụ tấn công cũng đặt ra câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận, đặc biệt tại những nước mà kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật, như ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác.
Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, IFEX (International Freedom of Expression Exchange - một mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận), trong một bài đăng, đưa ra bình luận về góc nhìn của vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại khu vực này. Bài đăng nhấn mạnh nơi đây “KHÔNG khoan dung” đối với các quan điểm khác biệt về chính trị, dù không bạo lực như vụ tấn công Charlie Hebdo, nhưng được hình sự hóa.
Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran, thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, trong bài đăng trên The Diplomat, thì chỉ trích “tính giả tạo” của một số nước Đông Nam Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên mạng Twitter (tên gọi cũ của X) tuyên bố đất nước đoàn kết với người dân Pháp, còn bộ Ngoại Giao Indonesia thì tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pháp nhằm “đưa những kẻ ác ra trước công lý”.
Tại đất nước đa số Hồi giáo Indonesia, một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tự tuyên bố là vô thần. Láng giềng Malaysia thì đã đưa ra luật chống kích động, để chống lại các chính trị gia đối lập các luật sư, nhà báo…. Hai nước này vẫn tiếp tục đàn áp các biên tập viên, họa sĩ biếm họa và những công dân khác trong nước vì thực hiện quyền tự do ngôn luận giống như Charlie Hebdo được hưởng. Ví dụ, biên tập viên của tờ The Jakarta Post, Meidyatama Suryodiningrat và họa sĩ truyện tranh gây tranh cãi người Malaysia Zunar - đều đang bị quản thúc tại gia vì những bức biếm họa bị coi là “xúc phạm đến sự nhạy cảm của công chúng”.
Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm chỉ trích chính quyền quân sự và chế độ quân chủ trên các phương tiện truyền thông. Những nhà bất đồng chính kiến thường xuyên bị bỏ tù, buộc phải lưu vong, và thậm chí bị bịt miệng ngay cả sau khi họ đã rời khỏi nước.
Tổ chức IFEX cho rằng, ở các quốc gia này, bao gồm cả Singapore, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và tự kiểm duyệt nhằm phục vụ cho lợi ích Nhà nước và quyền lực chính trị.
Đọc thêmĐông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie Hebdo
Riêng về Việt Nam, chỉ trích Nhà nước là phạm tội hình sự và kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật. Hà Nội được biết đến với nhiều cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và bỏ tù những blogger chỉ trích tham nhũng trong chế độ hiện hành.
Liên quan đến vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo cách nay 10 năm, ông X một cựu nhà báo, từng cộng tác cho Tuổi Trẻ Cười xin ẩn danh, đưa ra nhận định với RFI Tiếng Việt : “Từ đêm 11/1 tới lúc 1 giờ 5 phút ngày 12/1/2015, tôi theo dõi khá sát cuộc tuần hành lịch sử ở Pháp, với sự tham gia của gần một triệu rưỡi người tại Paris và nhiều tỉnh, thành phố khác (bày tỏ ủng hộ Charlie). Cùng lúc, điểm lại làng báo Việt Nam thì thấy chỉ có mỗi báo điện tử Pháp Luật TP.HCM Online tường thuật về cuộc tuần hành này, còn nhiều báo lớn, như Tuổi Trẻ Online, sau khi tường thuật về vụ bắt con tin ở Paris thì đêm đó không có một dòng nào về sự kiện lịch sử này. Trên vị trí vedette của các tờ báo điện tử khác, chỉ thấy giựt tin... thí sinh Tài năng Việt uống nhầm a-xít,…, hệt như mấy báo lá cải. Chi tiết này khiến tôi đặt ra vấn đề: Liệu có phải nhiều tờ báo điện từ, nội bộ nhiều báo đã “tự kiểm duyệt”, hoặc đã được nhắc nhở không nói nhiều thêm về vụ “ủng hộ Charlie Hedo” chăng ?
Làng biếm họa Việt Nam, khoảng trên dưới chục người hành nghề chuyên nghiệp, cũng thường phải đối mặt với “tự kiểm duyệt” và “kiểm duyệt”. Theo ông X, nếu xét các tiêu chí một cách định lượng, thì Việt nam “chưa hề có văn hóa truyện tranh”, dù có rất nhiều cơn sốt về manga, và cũng “chưa có văn hóa về tranh biếm họa”. Có thể tóm gọn lại, Việt Nam thì có 3 góc độ: góc độ công chúng, tức là người thưởng ngoạn văn hóa, góc độ chính quyền và góc độ giới sáng tác – các họa sĩ biếm.
"Hộp đen" kiểm duyệt
Nếu xét vào “đầu ra”, thì có thể thấy rằng chỉ trích các nhà lãnh đạo hay những nhân vật quyền lực, và các vấn đề chính trị “nhạy cảm”, được cho là những “điều cấm kị”. Ông X nêu ra ví dụ về cố họa sĩ Nguyễn Hải Chí với bút danh Chóe, từng là cây vẽ nổi tiếng với cây bút phóng khoáng, táo bạo, cộng tác cho nhiều báo trước và sau năm 1975.
Chóe từng bị chính quyền Sài Gòn bỏ tù vị nội dung tranh nhạy cảm. Sau năm 1975, ông cùng nhiều giới văn nghệ sĩ bị xếp vào hàng “ngũ phản động” và phải đi cải tạo. Nhưng không lâu sau đó, đã được một số báo mời cộng tác trở lại. Tiêu biểu là loạttranh biếm hoạ liên hoàn – comic strip của Chóe trên báo Lao Động. Loạt tranh này đình bản khi họa sĩ Chóe ngừng vẽ. Dưới đây là một ví dụ về loạt tranh Liên Tu Bất Tận, trong đó họa sĩ Chóe không ngần ngại đề cập đến "Anh Sáu", có thể có ngụ ý chỉ Võ Văn Kiệt, nguyên thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với bí danh "Sáu Dân".
Hay một trường hợp khác, về họa sĩ với bút danh NOP cũng cố tạo ra một loạt tranh liên hoàn nhưng có phần "kiềm chế" hơn, với tựa Ba Điều, Bốn Chuyện, là những màn đối thọai giữa anh Ba Điều – anh xe ôm, và chị Bốn – tiểu thương. Loạt tranh liên hoàn của NOP, được đăng trên báo Làng Cười, khác với Chóe ở chỗ là "không hề xuất hiện các ông quan chức mà toàn là những chuyện bần cùng trong xã hội, luôn kết thúc bằng 2 cách khác nhau". Thứ nhất là cách chị Tư, cầm nón lá che mặt, để thể hiện sự mắc cỡ. Hoặc là anh Ba, giơ 2 tay lên trời theo kiểu đầu hàng. "Những chủ đề của NOP khác với chủ đề Liên tu bất tận của Chóe, đó là chỉ tập trung vào các vấn đề của xã hội chứ không động chạm đến các vấn đề quan liêu gì.
Bởi vì trước đó cả chục năm, hoạ sĩ NOP đã vẻ bức tranh tự nhắc mình, trong đó “thể hiện một hoạ sĩ biếm ngồi bên bàn vẽ, trước mặt chàng ta là các tranh chân dung ông nầy bà nọ, kèm theo lời chú giải rằng : Không được vẽ nhân vật giống anh Hai, bác Ba. cô Tư, anh Bảy, chú Sáu, ...” Theo ông X, đó là một sự “lựa chọn sáng tác”, một hình thức tự kiểm duyệt.
Theo ông X, đó là một sự “lựa chọn sáng tác”, một hình thức tự kiểm duyệt. Loạt tranh Ba Điều Bốn Chuyện, đã bị ngừng đăng do báo Làng Cười "tự đình bản vì chỉ số phát hành giảm dần".
Ông X nói thêm : "Là một người nghiên cứu lâu năm về biếm họa thì tôi thấy, việc chỉ đạo và kiểm duyệt nói chung, có thể coi như một hộp đen, thì người quan sát sẽ phân tích hộp đen ở đầu vào và đầu ra(...) Tôi theo dõi, thì thấy là tranh biếm về đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông, xuất hiện rất nhiều tranh xuất sắc của Nhật Bản, Philippines, Đài loan, nhưng hoàn toàn không có 1 tranh nào của Việt Nam về đường lưỡi bò và về Biển Đông. Thì chúng ta hiểu, cái đó, giống như một cái tabou (kiêng cấm), vô hình hoặc hữu hình thì chúng ta không biết. Cái thứ ba, có thể thấy là rất quan trọng, các báo lần lượt bỏ mục tranh biếm họa trước từng có ở trang hai hoặc trang nào đó khác.
Tờ báo trào phúng làng cười cũng bị tự đình bản, nên hiện nay, chỉ có duy nhất tờ báo Tuổi Trẻ cười, giới họa sĩ biếm họa có thể kiếm sống được bằng vẽ tranh không ? Họa sĩ biếm vẽ tranh biếm họa như một nghề chính rất là hiếm. Họ có thể vẽ tranh đăng trên mạng xã hội Facebook, cũng có nhưng không có giá trị gì. Nếu tranh của họ đụng chạm vào vấn đề gì thì cũng bị Facebook kiểm duyệt… Hơn nữa, vấn đề không chỉ là có ý thức tự kiểm duyệt, hay không còn đất phải kiếm kế sinh nhai, mà là tâm thức, người ta có rất nhiều vấn đề phải lo trong một xã hội quá khó khăn. Cho nên, sáng tác vì đam mê, nếu như đam mê thể hiện nó đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm, thì việc sáng tác tranh biếm có thể coi như một hành vi thuộc loại… xa xỉ."
Quay trở lại vụ Charlie Hebdo, cuộc tấn công vào giới làm báo, sáng tác tranh biếm được nhìn nhận bởi giới họa sĩ biếm họa Việt Nam như thế nào ?
Tính văn hóa trong kiểm duyệt
Từng là một trong những nhà nghiên cứu biếm hoạ quốc tế và Việt Nam lâu năm, ông X nhấn mạnh rằng thảm kịch gây chấn động, khiến nhiều người bàng hoàng, cũng như là thế giới, “nhưng sự bàng hoàng đó, không đồng nghĩa với việc ủng hộ phong cách châm biếm của Charlie Hebdo”. Ông cho rằng “có thể cảm thông với tinh thần đoàn kết của phong trào Tôi là Charlie – Je suis Charlie, khẳng định giá trị của tự do ngôn luận và phản đối mọi hình thức bạo lực”. Tuy nhiên, đối với giới họa sĩ biếm họa Việt Nam nói chung, “họ thường không thể hiện tính chất quá đà của trào phúng theo phong cách Humour Noir của Charlie Hebdo, “dựa trên sự nhạo báng những vấn đề mang tính cấm kỵ, thì hoàn toàn không hợp với tính cách và văn hóa Việt Nam, nên không hợp với phong cách của văn hóa Việt Nam.”
Một họa sĩ biếm họa khác ở Việt Nam, cũng khẳng định với RFI Tiếng Việt là “người dân luôn tôn trọng tôn giáo của người khác và hầu như không đem tôn giáo ra để châm biếm như các nước khác, đó là văn hóa vùng miền khác nhau”.
Đọc thêmNhiều người Iran biểu tình phản đối Pháp về vụ báo Charlie Hebdo châm biếm chế độ Hồi Giáo
Nhắc đến tính kiểm duyệt đến từ văn hóa, một nhà báo từ Đài Loan cũng có cùng quan điểm này. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhân dịp tưởng niệm 10 năm Charlie Hedbo, cô Chen cho biết ở châu Á và Đài Loan, người ta có văn hóa hài hước riêng. Cô nói : “Chúng tôi có thể châm biếm hài hước về nhiều vấn đề, nhưng chúng tôi không muốn xúc phạm người khác. Tại Đài Loan, chúng tôi có nhiều tự do trong báo chí, dĩ nhiên, chúng tôi, cũng muốn gây tiếng cười từ những vấn đề xã hội, chính trị, dưới nhiều hình thức nghệ thuật sáng tạo khác nhau, nhưng chúng tôi muốn đối xử với mọi người một cách thân thiện, và không khiến họ nổi giận… (Văn hóa này bắt nguồn từ đâu ?) Tôi cho rằng, từ khi còn nhỏ chúng tôi không được khuyến khích đưa ra những ý kiến mang tính chỉ trích. Và điều này không giống như ở các nước phương Tây, họ được học, được đào tạo từ triết học để có có được ngày càng nhiều kiến thức, xây dựng cách cách suy nghĩ phê phán về tư duy phản biện”.
Tự do có giới hạn...
Nhìn từ Trung Quốc, vụ khủng bố Charlie Hebdo đã cho thấy “sự nguy hiểm của một nền báo chí không kiểm duyệt, quá tự do”. Tân Hoa Xã đã từng đăng bài bình luận về giới hạn của quyền tự do ngôn luận : “Nếu mọi người tự đặt giới hạn cho bản thân khi thể hiện quyền tự do và tôn trọng người khác,.., thì sẽ có ít thảm kịch hơn.”
Còn tại Nga, nơi mà Nhà nước kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông lớn, phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov từng khẳng định rằng một tạp chí châm biếm như Charlie Hebdo sẽ không bao giờ được xuất bản tại Nga. Ông Peskov giải thích : “Bởi vì Nga có cộng đồng Hồi Giáo sinh sống. Thiên chúa Giáo là tôn giáo chính, đất nước Nga đa sắc tộc và tôn giáo, và tất cả các giáo phái tôn trọng lẫn nhau”, theo trích dẫn từ hãng thông tấn TASS của Nga.
Như vậy, kiểm duyệt đã được đánh đồng với “sự tôn trọng lẫn nhau”.
Tại một trong những nền dân chủ lớn nhất châu Á, Nhật Bản, tờ Japanese Time trích dẫn nhận định của một phóng viên, cho rằng “mọi thứ đều được chấp nhận ở Nhật, miễn là không vi phạm luật pháp và không được thấu hiểu… Nếu cần phải đưa ra kiểm soát pháp lý để hạn chế nội dung thì tốt hơn là chủ động và quyết định các quy tắc cần tuân theo trước và Hiệp hội Biên tập và Xuất bản Báo Nhật Bản đã ban hành các quy định này trong tuyên bố văn bản về đạo đức nghề nghiệp của họ.”
67 episodios
Manage episode 460037881 series 130291
Vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách nay 10 năm đã khiến cả thế giới bàng hoàng, thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Vụ tấn công cũng đặt ra câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận, đặc biệt tại những nước mà kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật, như ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác.
Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, IFEX (International Freedom of Expression Exchange - một mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận), trong một bài đăng, đưa ra bình luận về góc nhìn của vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại khu vực này. Bài đăng nhấn mạnh nơi đây “KHÔNG khoan dung” đối với các quan điểm khác biệt về chính trị, dù không bạo lực như vụ tấn công Charlie Hebdo, nhưng được hình sự hóa.
Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran, thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, trong bài đăng trên The Diplomat, thì chỉ trích “tính giả tạo” của một số nước Đông Nam Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên mạng Twitter (tên gọi cũ của X) tuyên bố đất nước đoàn kết với người dân Pháp, còn bộ Ngoại Giao Indonesia thì tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pháp nhằm “đưa những kẻ ác ra trước công lý”.
Tại đất nước đa số Hồi giáo Indonesia, một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tự tuyên bố là vô thần. Láng giềng Malaysia thì đã đưa ra luật chống kích động, để chống lại các chính trị gia đối lập các luật sư, nhà báo…. Hai nước này vẫn tiếp tục đàn áp các biên tập viên, họa sĩ biếm họa và những công dân khác trong nước vì thực hiện quyền tự do ngôn luận giống như Charlie Hebdo được hưởng. Ví dụ, biên tập viên của tờ The Jakarta Post, Meidyatama Suryodiningrat và họa sĩ truyện tranh gây tranh cãi người Malaysia Zunar - đều đang bị quản thúc tại gia vì những bức biếm họa bị coi là “xúc phạm đến sự nhạy cảm của công chúng”.
Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm chỉ trích chính quyền quân sự và chế độ quân chủ trên các phương tiện truyền thông. Những nhà bất đồng chính kiến thường xuyên bị bỏ tù, buộc phải lưu vong, và thậm chí bị bịt miệng ngay cả sau khi họ đã rời khỏi nước.
Tổ chức IFEX cho rằng, ở các quốc gia này, bao gồm cả Singapore, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và tự kiểm duyệt nhằm phục vụ cho lợi ích Nhà nước và quyền lực chính trị.
Đọc thêmĐông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie Hebdo
Riêng về Việt Nam, chỉ trích Nhà nước là phạm tội hình sự và kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật. Hà Nội được biết đến với nhiều cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và bỏ tù những blogger chỉ trích tham nhũng trong chế độ hiện hành.
Liên quan đến vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo cách nay 10 năm, ông X một cựu nhà báo, từng cộng tác cho Tuổi Trẻ Cười xin ẩn danh, đưa ra nhận định với RFI Tiếng Việt : “Từ đêm 11/1 tới lúc 1 giờ 5 phút ngày 12/1/2015, tôi theo dõi khá sát cuộc tuần hành lịch sử ở Pháp, với sự tham gia của gần một triệu rưỡi người tại Paris và nhiều tỉnh, thành phố khác (bày tỏ ủng hộ Charlie). Cùng lúc, điểm lại làng báo Việt Nam thì thấy chỉ có mỗi báo điện tử Pháp Luật TP.HCM Online tường thuật về cuộc tuần hành này, còn nhiều báo lớn, như Tuổi Trẻ Online, sau khi tường thuật về vụ bắt con tin ở Paris thì đêm đó không có một dòng nào về sự kiện lịch sử này. Trên vị trí vedette của các tờ báo điện tử khác, chỉ thấy giựt tin... thí sinh Tài năng Việt uống nhầm a-xít,…, hệt như mấy báo lá cải. Chi tiết này khiến tôi đặt ra vấn đề: Liệu có phải nhiều tờ báo điện từ, nội bộ nhiều báo đã “tự kiểm duyệt”, hoặc đã được nhắc nhở không nói nhiều thêm về vụ “ủng hộ Charlie Hedo” chăng ?
Làng biếm họa Việt Nam, khoảng trên dưới chục người hành nghề chuyên nghiệp, cũng thường phải đối mặt với “tự kiểm duyệt” và “kiểm duyệt”. Theo ông X, nếu xét các tiêu chí một cách định lượng, thì Việt nam “chưa hề có văn hóa truyện tranh”, dù có rất nhiều cơn sốt về manga, và cũng “chưa có văn hóa về tranh biếm họa”. Có thể tóm gọn lại, Việt Nam thì có 3 góc độ: góc độ công chúng, tức là người thưởng ngoạn văn hóa, góc độ chính quyền và góc độ giới sáng tác – các họa sĩ biếm.
"Hộp đen" kiểm duyệt
Nếu xét vào “đầu ra”, thì có thể thấy rằng chỉ trích các nhà lãnh đạo hay những nhân vật quyền lực, và các vấn đề chính trị “nhạy cảm”, được cho là những “điều cấm kị”. Ông X nêu ra ví dụ về cố họa sĩ Nguyễn Hải Chí với bút danh Chóe, từng là cây vẽ nổi tiếng với cây bút phóng khoáng, táo bạo, cộng tác cho nhiều báo trước và sau năm 1975.
Chóe từng bị chính quyền Sài Gòn bỏ tù vị nội dung tranh nhạy cảm. Sau năm 1975, ông cùng nhiều giới văn nghệ sĩ bị xếp vào hàng “ngũ phản động” và phải đi cải tạo. Nhưng không lâu sau đó, đã được một số báo mời cộng tác trở lại. Tiêu biểu là loạttranh biếm hoạ liên hoàn – comic strip của Chóe trên báo Lao Động. Loạt tranh này đình bản khi họa sĩ Chóe ngừng vẽ. Dưới đây là một ví dụ về loạt tranh Liên Tu Bất Tận, trong đó họa sĩ Chóe không ngần ngại đề cập đến "Anh Sáu", có thể có ngụ ý chỉ Võ Văn Kiệt, nguyên thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với bí danh "Sáu Dân".
Hay một trường hợp khác, về họa sĩ với bút danh NOP cũng cố tạo ra một loạt tranh liên hoàn nhưng có phần "kiềm chế" hơn, với tựa Ba Điều, Bốn Chuyện, là những màn đối thọai giữa anh Ba Điều – anh xe ôm, và chị Bốn – tiểu thương. Loạt tranh liên hoàn của NOP, được đăng trên báo Làng Cười, khác với Chóe ở chỗ là "không hề xuất hiện các ông quan chức mà toàn là những chuyện bần cùng trong xã hội, luôn kết thúc bằng 2 cách khác nhau". Thứ nhất là cách chị Tư, cầm nón lá che mặt, để thể hiện sự mắc cỡ. Hoặc là anh Ba, giơ 2 tay lên trời theo kiểu đầu hàng. "Những chủ đề của NOP khác với chủ đề Liên tu bất tận của Chóe, đó là chỉ tập trung vào các vấn đề của xã hội chứ không động chạm đến các vấn đề quan liêu gì.
Bởi vì trước đó cả chục năm, hoạ sĩ NOP đã vẻ bức tranh tự nhắc mình, trong đó “thể hiện một hoạ sĩ biếm ngồi bên bàn vẽ, trước mặt chàng ta là các tranh chân dung ông nầy bà nọ, kèm theo lời chú giải rằng : Không được vẽ nhân vật giống anh Hai, bác Ba. cô Tư, anh Bảy, chú Sáu, ...” Theo ông X, đó là một sự “lựa chọn sáng tác”, một hình thức tự kiểm duyệt.
Theo ông X, đó là một sự “lựa chọn sáng tác”, một hình thức tự kiểm duyệt. Loạt tranh Ba Điều Bốn Chuyện, đã bị ngừng đăng do báo Làng Cười "tự đình bản vì chỉ số phát hành giảm dần".
Ông X nói thêm : "Là một người nghiên cứu lâu năm về biếm họa thì tôi thấy, việc chỉ đạo và kiểm duyệt nói chung, có thể coi như một hộp đen, thì người quan sát sẽ phân tích hộp đen ở đầu vào và đầu ra(...) Tôi theo dõi, thì thấy là tranh biếm về đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông, xuất hiện rất nhiều tranh xuất sắc của Nhật Bản, Philippines, Đài loan, nhưng hoàn toàn không có 1 tranh nào của Việt Nam về đường lưỡi bò và về Biển Đông. Thì chúng ta hiểu, cái đó, giống như một cái tabou (kiêng cấm), vô hình hoặc hữu hình thì chúng ta không biết. Cái thứ ba, có thể thấy là rất quan trọng, các báo lần lượt bỏ mục tranh biếm họa trước từng có ở trang hai hoặc trang nào đó khác.
Tờ báo trào phúng làng cười cũng bị tự đình bản, nên hiện nay, chỉ có duy nhất tờ báo Tuổi Trẻ cười, giới họa sĩ biếm họa có thể kiếm sống được bằng vẽ tranh không ? Họa sĩ biếm vẽ tranh biếm họa như một nghề chính rất là hiếm. Họ có thể vẽ tranh đăng trên mạng xã hội Facebook, cũng có nhưng không có giá trị gì. Nếu tranh của họ đụng chạm vào vấn đề gì thì cũng bị Facebook kiểm duyệt… Hơn nữa, vấn đề không chỉ là có ý thức tự kiểm duyệt, hay không còn đất phải kiếm kế sinh nhai, mà là tâm thức, người ta có rất nhiều vấn đề phải lo trong một xã hội quá khó khăn. Cho nên, sáng tác vì đam mê, nếu như đam mê thể hiện nó đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm, thì việc sáng tác tranh biếm có thể coi như một hành vi thuộc loại… xa xỉ."
Quay trở lại vụ Charlie Hebdo, cuộc tấn công vào giới làm báo, sáng tác tranh biếm được nhìn nhận bởi giới họa sĩ biếm họa Việt Nam như thế nào ?
Tính văn hóa trong kiểm duyệt
Từng là một trong những nhà nghiên cứu biếm hoạ quốc tế và Việt Nam lâu năm, ông X nhấn mạnh rằng thảm kịch gây chấn động, khiến nhiều người bàng hoàng, cũng như là thế giới, “nhưng sự bàng hoàng đó, không đồng nghĩa với việc ủng hộ phong cách châm biếm của Charlie Hebdo”. Ông cho rằng “có thể cảm thông với tinh thần đoàn kết của phong trào Tôi là Charlie – Je suis Charlie, khẳng định giá trị của tự do ngôn luận và phản đối mọi hình thức bạo lực”. Tuy nhiên, đối với giới họa sĩ biếm họa Việt Nam nói chung, “họ thường không thể hiện tính chất quá đà của trào phúng theo phong cách Humour Noir của Charlie Hebdo, “dựa trên sự nhạo báng những vấn đề mang tính cấm kỵ, thì hoàn toàn không hợp với tính cách và văn hóa Việt Nam, nên không hợp với phong cách của văn hóa Việt Nam.”
Một họa sĩ biếm họa khác ở Việt Nam, cũng khẳng định với RFI Tiếng Việt là “người dân luôn tôn trọng tôn giáo của người khác và hầu như không đem tôn giáo ra để châm biếm như các nước khác, đó là văn hóa vùng miền khác nhau”.
Đọc thêmNhiều người Iran biểu tình phản đối Pháp về vụ báo Charlie Hebdo châm biếm chế độ Hồi Giáo
Nhắc đến tính kiểm duyệt đến từ văn hóa, một nhà báo từ Đài Loan cũng có cùng quan điểm này. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhân dịp tưởng niệm 10 năm Charlie Hedbo, cô Chen cho biết ở châu Á và Đài Loan, người ta có văn hóa hài hước riêng. Cô nói : “Chúng tôi có thể châm biếm hài hước về nhiều vấn đề, nhưng chúng tôi không muốn xúc phạm người khác. Tại Đài Loan, chúng tôi có nhiều tự do trong báo chí, dĩ nhiên, chúng tôi, cũng muốn gây tiếng cười từ những vấn đề xã hội, chính trị, dưới nhiều hình thức nghệ thuật sáng tạo khác nhau, nhưng chúng tôi muốn đối xử với mọi người một cách thân thiện, và không khiến họ nổi giận… (Văn hóa này bắt nguồn từ đâu ?) Tôi cho rằng, từ khi còn nhỏ chúng tôi không được khuyến khích đưa ra những ý kiến mang tính chỉ trích. Và điều này không giống như ở các nước phương Tây, họ được học, được đào tạo từ triết học để có có được ngày càng nhiều kiến thức, xây dựng cách cách suy nghĩ phê phán về tư duy phản biện”.
Tự do có giới hạn...
Nhìn từ Trung Quốc, vụ khủng bố Charlie Hebdo đã cho thấy “sự nguy hiểm của một nền báo chí không kiểm duyệt, quá tự do”. Tân Hoa Xã đã từng đăng bài bình luận về giới hạn của quyền tự do ngôn luận : “Nếu mọi người tự đặt giới hạn cho bản thân khi thể hiện quyền tự do và tôn trọng người khác,.., thì sẽ có ít thảm kịch hơn.”
Còn tại Nga, nơi mà Nhà nước kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông lớn, phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov từng khẳng định rằng một tạp chí châm biếm như Charlie Hebdo sẽ không bao giờ được xuất bản tại Nga. Ông Peskov giải thích : “Bởi vì Nga có cộng đồng Hồi Giáo sinh sống. Thiên chúa Giáo là tôn giáo chính, đất nước Nga đa sắc tộc và tôn giáo, và tất cả các giáo phái tôn trọng lẫn nhau”, theo trích dẫn từ hãng thông tấn TASS của Nga.
Như vậy, kiểm duyệt đã được đánh đồng với “sự tôn trọng lẫn nhau”.
Tại một trong những nền dân chủ lớn nhất châu Á, Nhật Bản, tờ Japanese Time trích dẫn nhận định của một phóng viên, cho rằng “mọi thứ đều được chấp nhận ở Nhật, miễn là không vi phạm luật pháp và không được thấu hiểu… Nếu cần phải đưa ra kiểm soát pháp lý để hạn chế nội dung thì tốt hơn là chủ động và quyết định các quy tắc cần tuân theo trước và Hiệp hội Biên tập và Xuất bản Báo Nhật Bản đã ban hành các quy định này trong tuyên bố văn bản về đạo đức nghề nghiệp của họ.”
67 episodios
All episodes
×Bienvenido a Player FM!
Player FM está escaneando la web en busca de podcasts de alta calidad para que los disfrutes en este momento. Es la mejor aplicación de podcast y funciona en Android, iPhone y la web. Regístrate para sincronizar suscripciones a través de dispositivos.