¡Desconecta con la aplicación Player FM !
Cà phê Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu
Manage episode 461244032 series 130291
Doanh thu xuất khẩu cà phê của Việt Nam lần đầu vượt ngưỡng 5 tỉ đô la : 5,43 tỉ đô la, mức cao kỷ lục. Báo Courrier du Vietnam ngày 22/10/2024 trích dẫn ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội cà phê và cacao của Việt Nam (VICOFA), cho biết trong niên vụ cà phê 2023-2024 (từ 01/10/2023 đến 30/09/2024), giá trị xuất khẩu cà phê đã tăng đến 33,1%.
Cà phê Việt Nam đang hưởng lợi do nhu cầu thế giới tăng, giá cà phê tăng ở mức cao kỷ lục, trong khi sản lượng cà phê của Brazil, nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới sụt giảm mạnh do hạn hán nặng trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Hồi tháng 06/2024, nhiều báo nước ngoài nhìn nhận ngành trồng cà phê của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, đa phần là cà phê Robusta, đang đứng trước nhiều cơ hội cạnh tranh với cà phê Arabica, vốn chịu tác động mạnh mẽ hơn từ biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, số liệu về xuất khẩu cà phê Việt nam nói trên không có nghĩa là ngành trồng cà phê Việt Nam không bị tác động bởi biến đổi khí hậu : lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,46 triệu tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước đó.
Để hiểu thêm về tình hình, RFI tiếng Việt hồi tháng 06/2024 đã có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Clément Rigal, nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển (Cirad - Pháp), chi nhánh tại Việt Nam.
RFI Tiếng Việt : Thưa TS. Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp, thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển (Cirad), chi nhánh tại Việt Nam. Theo ông, đâu là những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê của Việt Nam ?
TS. Clément Rigal : Các tác động chính của biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê ở Việt Nam là vào mùa khô, thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đây là giai đoạn trời rất ít mưa. Mùa khô sẽ ngày càng dài hơn, thất thường hơn, có thể khắc nghiệt hơn và thật là đáng tiếc, mùa khô vừa qua là một ví dụ điển hình, đặc biệt khó vượt qua, phần lớn không có đủ nước để tưới cho cây cà phê. Như vậy là thiệt hại đối với các trang trại trồng cà phê là rất lớn. Trời rất nóng, rất khô và mùa khô năm nay đã kéo dài hơn bình thường khoảng một tháng và đã có những thiệt hại đáng kể. Những mùa khô tới đây có thể sẽ đến ngày càng thường xuyên hơn, đó là vấn đề chính, nguy cơ chính liên quan đến biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.
Năm ngoái thì bình thường. Không phải năm nào cũng bị khô hạn như vậy. Trái lại, năm nay tác động đối với vụ thu hoạch sẽ có thể trông thấy rõ. Thêm vào đó, cũng xin nhắc lại là khí hậu khô hanh càng khiến rệp sáp trên cây cà phê phát triển mạnh, khiến thiệt hại càng thêm nặng nề.
RFI Tiếng Việt : Nhưng biến đổi khí hậu cũng có thể mang lại những cơ hội cho ngành trồng cà phê tại Việt Nam ?
TS. Clément Rigal : Thực ra là không thể dễ dàng nói là biến đổi khí hậu mang lại cơ hội. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy hiện nay trong lĩnh vực canh tác cây cà phê ở Việt Nam là ngày càng có nhiều nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng trên đất cà phê, trong khi trước đây họ chỉ độc canh cây cà phê. Và ngày càng nhiều người trồng thêm các cây khác, đặc biệt là cây ăn trái trên diện tích đất trồng cà phê. Họ đa dạng hóa các loại cây trồng và ngày càng canh tác theo hướng nông lâm kết hợp. Và điều này có tác động rất tích cực đến khả năng chống đỡ, phục hồi của cây cà phê. Những cây cà phê mọc dưới tán cây cần ít nước hơn, được hưởng lợi do vi khí hậu thuận lợi hơn và được hưởng lợi từ vùng đệm khí hậu có khả năng chống đỡ tốt hơn, được bảo vệ tốt hơn trước các tác động dữ dội của tình trạng biến đổi khí hậu. Như vậy là sự đa dạng hóa cây trồng trên diện tích đất trồng cà phê có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại thêm thu nhập cho nông dân.
Và tại sao chúng ta lại không thử hình dung thêm thế này nhé : nếu như người nông dân tiếp tục thúc đẩy sự đa dạng hóa này, thúc đẩy các mô hình nông lâm kết hợp này, cũng có thể là họ sẽ sản xuất ra ít cà phê hơn một chút, nhưng chất lượng cà phê lại tăng lên. Nông dân có thể sẽ có những hệ thống canh tác cà phê bền vững hơn một chút, ít cần thuốc thực vật hơn. Đây là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi sinh thái nông nghiệp. Nó không nhất thiết liên quan trực tiếp đến chống biến đổi khí hậu, mà về cơ bản trồng thêm cây ăn trái là một cơ hội kinh tế. Thế nhưng, sự chuyển đổi này cũng có tác động tích cực nhằm hạn chế tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.
RFI Tiếng Việt : Ngành trồng cây cà phê của Việt Nam cần thay đổi thế nào để đối phó với mối đe dọa từ biến đổi khí hậu ?
TS. Clément Rigal : Câu trả lời cho câu hỏi này gồm hai phần. Trước tiên là làm thế nào để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Về điều này, tôi nghĩ rằng đa dạng hóa hệ thống canh tác bằng cách nông lâm kết hợp sẽ là giải pháp đầu tiên. Nông dân cũng sử dụng rất nhiều nước để tưới cây. Nhưng phải có nước thì họ mới chống chọi được. Còn đối với những đợt hạn hán nghiêm trọng thì như vậy là chưa đủ. Nông lâm kết hợp trong trường hợp này là cần thiết. Như vậy, hướng đi thứ nhất chính là hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
Còn đường thứ hai cũng vẫn là phải hạn chế tác động của việc trồng cà phê đối với khí hậu, bởi vì trồng cây cà phê cũng phát thải rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, nhất là do ở Việt Nam, giới trồng cà phê sử dụng rất nhiều phân bón, mà phân bón thì có tác động rất mạnh, gây nhiều khí nhà kính, đặc biệt là phân bón tổng hợp. Và ngành trồng cây cà phê phải thực sự nỗ lực để hạn chế sử dụng phân bón tổng hợp, có thế thì mới có thể giảm phát thải carbon trong sản xuất cà phê ở Việt Nam.
RFI Tiếng Việt : Theo ông, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam và ngành cà phê đã có những nỗ lực để hạn chế tác hại đối với khí hậu và để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu ?
TS. Clément Rigal : Vâng, có những sự nỗ lực từ phía chính phủ, các doanh nghiệp, các ngành, đặc biệt là về khía cạnh nông lâm kết hợp. Có những chương trình của chính phủ Việt Nam nhằm khuyến khích đưa các loại cây trồng vào rẫy cà phê. Trái lại, vẫn có những khoản trợ cấp về phân bón, trong khi dùng phân bón thì gây phát thải khí nhà kính. Thế nên, theo tôi thì có lẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Người tiêu dùng ngày càng có ý thức về chống biến đổi khí hậu, ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề, nên đòi hỏi khu vực tư nhân phải có các nỗ lực. Chúng tôi thấy có nhiều sáng kiến, ý tưởng đang manh nha, nhưng có lẽ đó mới chỉ là những sáng kiến ở quy mô quá nhỏ, hoặc có lẽ chưa đủ tham vọng. Cần phải tiến xa hơn để thực sự mang lại thay đổi.
Khó khăn là ở chỗ ngành trồng cà phê ở Việt Nam có sản lượng rất cao. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 và là nước sản xuất cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Xem xét lại mô hình trồng cà phê ở Việt Nam tức là phải mạo hiểm, có thể là sản xuất ít cà phê hơn một chút không hẳn là có lợi cho toàn bộ ngành trồng cà phê. Vì vậy, phải làm sao để cân bằng mọi thứ, để các sáng kiến giảm tác động đối với biến đổi khí hậu có thể dung hòa với lợi ích kinh tế.
RFI Tiếng Việt : Như ông vừa nói, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê và đứng đầu thế giới về cà phê Robusta, nhưng cà phê Việt Nam lại không được đánh giá cao. Theo ông thì đó là do chất lượng, do hương vị cà phê hay là do ngành trồng cà phê của Việt Nam sử dụng quá nhiều phân bón ?
TS. Clément Rigal : Đúng là cà phê Việt Nam bị mang tiếng xấu, thậm chí không có danh tiếng gì cả. Khi tôi nói chuyện với những người xung quanh tôi ở châu Âu, hầu hết mọi người thậm chí không biết rằng Việt Nam sản xuất cà phê. Họ rất ngạc nhiên khi biết là chúng tôi đang nghiên cứu về cà phê ở Việt Nam. Việt Nam dù là nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, nhưng sản phẩm lại không được tiếng tốt và cà phê Robusta nói chung thì có tiếng là kém hơn nhiều so với cà phê Arabica. Và đúng là hầu hết cà phê sản xuất tại Việt Nam là cà phê Robusta và không được xem là cà phê có chất lượng. Hầu hết được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan.
Nhưng thực sự thì cũng có tiềm năng cải thiện chất lượng. Bản thân tôi, ban đầu chính tôi cũng ngạc nhiên. Khi đến Việt Nam, tôi thực sự không tin là như vậy. Nhưng tôi ngày càng được nếm thử những loại cà phê thực sự rất ngon, những loại cà phê Robusta rất là ngon. Đây là một lĩnh vực mới trỗi dậy, ngày càng có nhiều cuộc thi cà phê ở các địa phương, với những loại cà phê đặc biệt ngon. Về điểm này, nếu muốn sản xuất, ngành trồng cà phê có thể tái tổ chức. Nếu cà phê được sản xuất đại trà, nhưng không mang về nhiều giá trị và không được trả giá cao thì nông dân sẽ không quan tâm đến việc sản xuất cà phê ngon. Nhưng quả đúng là đang có một thị trường mới trỗi dậy về cà phê ngon.
RFI Tiếng Việt : Xin nhắc lại, Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cà phê và nhà nghiên cứu nông lâm kết hợp của CIRAD, Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển của Pháp. CIRAD có các dự án nào để hỗ trợ ngành cà phê của Việt Nam ?
TS. Clément Rigal : Vâng, CIRAD đang thực hiện một số dự án tại Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển ngành trồng cà phê, giúp ngành trồng cà phê phát triển bền vững. Chúng tôi có những dự án về cà phê Tobusta. Có một dự án tên là V-SCOPE, được tài trợ thông qua sự hợp tác của Úc, và Boléro, được Liên Hiệp Châu Âu tài trợ. 2 dự án này được quan tâm nhằm đa dạng hóa hệ thống canh tác cà phê, để triển khai phương thức nông lâm kết hợp, và quan tâm đến quản lý nguồn tài nguyên nước để có hệ thống tưới tiêu tốt hơn, để cây cà phê có bộ rễ có khả năng chống chịu tốt hơn với thời tiết hạn hán.
Thông qua các dự án này, chúng tôi phân tích vòng đời của cây cà phê để hiểu tác động của ngành này với môi trường và hiểu cách làm thế nào để giảm những tác động đó, phần nhiều là giảm sử dụng phân bón. Cách nay không lâu, chúng tôi có dự án Ecofi do khu vực tư nhân tài trợ, nhằm mục đích giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong canh tác cây cà phê.
Và cũng có những dự án tập trung vào lĩnh vực trồng cà phê Arabica, vốn chỉ là một phần nhỏ so với Robusta, vốn chiếm đến hơn 95% sản lượng. Cà phê Arabica được trồng ở miền bắc Việt Nam và cao nguyên miền trung. Chúng tôi có các dự án với sự tài trợ, đặc biệt là của Liên Âu và Cơ quan Phát triển của Pháp AFD, nhằm phát triển nông lâm kết hợp trong ngành cà phê Arabica, thông qua việc đưa vào các giống cà phê Arabica thích ứng tốt hơn với các hệ thống nông lâm kết hợp, là những hệ thống mang tính hữu cơ nhiều hơn, đa dạng hơn, và có bóng râm. Chúng tôi đang thử nghiệm những giống Arabica mới ở miền bắc Việt Nam. Tất cả các dự án này đều góp phần phát triển ngành trồng cà phê ở Việt Nam.
RFI Tiếng Việt : Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất cà phê đã được nói đến nhiều. Vậy ngược lại, liệu ngành trồng trọt, sản xuất cà phê có để lại những hệ quả xấu đến môi trường, khí hậu hay không ?
TS. Clément Rigal : Sản xuất cà phê tác động đến môi trường, và đặc biệt hơn là khí hậu. Cách nay vài tháng, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp xem xét các tài liệu khoa học. Về mức độ, 1kg cà phê được tiêu thụ sẽ thải ra lượng khí nhà kính tương đương 5kg, chủ yếu do sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm. Việt Nam là nước tiêu thụ rất nhiều các loại phân bón này. Có những quốc gia khác sử dụng ít hơn nhiều, tại Ouganda, nông dân không nhất thiết dùng đến những loại phân bón này khi trồng cà phê Robusta. Nhưng năng suất của họ cũng thấp hơn. Thế nên, ở đây điều quan trọng là phải tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa sản lượng cho phép người nông dân kiếm sống, đồng thời hạn chế tác động đến môi trường.
Tác động thứ 2 là một tác động do lịch sử trước kia để lại : Thật đáng tiếc là cà phê thậm chí đã góp phần rất lớn vào nạn phá rừng. Ngày nay, ở Việt Nam điều này ít xảy ra hơn, nhưng trước đây thì rất nhiều diện tích rừng đã bị phá đi để trồng cà phê. Điều này góp phần gây ra thiệt hại về môi trường và làm biến đổi khí hậu.
Điểm thứ 3 về biến đổi khí hậu ở Việt Nam thì cần nói đến tác động từ việc sản xuất phân hữu cơ (compost). Khi nông dân thu hoạch cà phê, chỉ có hạt cà phê là được sử dụng để chế biến thức uống. Phần cùi quả cà phê được sử dụng để làm phân hữu cơ compost rồi đưa ra bón cho đất. Loại phân compost này thường được làm theo phương pháp kỵ khí, tức là không có oxygen, góp phần tạo ra khí thải methane, ước tính chiếm tới 20% lượng khí nhà kính mà ngành cà phê thải ra.
Ngoài ra, còn có các tác động khác đối với môi trường liên quan đến việc sử dụng, đặc biệt là thuốc trừ sâu diệt cỏ, nước, vì cây cà phê ở Việt Nam cần được tưới nhiều nước, nên nông dân phải khai thác mạch nước ngầm.
Trái lại, ngành trồng cây cà phê cũng có nhiều cơ hội phát triển nhờ cách canh tác ít gây hại cho môi trường, nhất là nếu được thử nghiệm trong điều kiện thích hợp. Tôi xin nói trở lại về lĩnh vực nông lâm kết hợp, việc đưa các loại cây trồng vào rẫy cà phê có thể làm giảm mức tiêu thụ một số loại phân bón, bởi vì bản thân cây sẽ cung cấp các loại phân bón tự nhiên, đồng thời có thể giúp giảm tiêu dùng nước vì các cây trồng đó có thể cung cấp bóng mát, từ đó làm giảm nhu cầu về nước và sự bốc, thoát hơi nước của cây cà phê. Các cây đó cũng có thể hấp thụ carbon, qua đó hạn chế tác động gây biến đổi khí hậu của ngành trồng cà phê. Có một số phương pháp canh tác có thể khiến ngành trồng cà phê phát triển bền vững hơn nhiều, khiến cây cà phê có tiềm năng trở thành loại cây trồng của thế kỷ 21, chỉ gây ít tác động đối với môi trường, khí hậu.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Clément Rigal, Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển, đã tham gia chương trình !
67 episodios
Manage episode 461244032 series 130291
Doanh thu xuất khẩu cà phê của Việt Nam lần đầu vượt ngưỡng 5 tỉ đô la : 5,43 tỉ đô la, mức cao kỷ lục. Báo Courrier du Vietnam ngày 22/10/2024 trích dẫn ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội cà phê và cacao của Việt Nam (VICOFA), cho biết trong niên vụ cà phê 2023-2024 (từ 01/10/2023 đến 30/09/2024), giá trị xuất khẩu cà phê đã tăng đến 33,1%.
Cà phê Việt Nam đang hưởng lợi do nhu cầu thế giới tăng, giá cà phê tăng ở mức cao kỷ lục, trong khi sản lượng cà phê của Brazil, nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới sụt giảm mạnh do hạn hán nặng trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Hồi tháng 06/2024, nhiều báo nước ngoài nhìn nhận ngành trồng cà phê của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, đa phần là cà phê Robusta, đang đứng trước nhiều cơ hội cạnh tranh với cà phê Arabica, vốn chịu tác động mạnh mẽ hơn từ biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, số liệu về xuất khẩu cà phê Việt nam nói trên không có nghĩa là ngành trồng cà phê Việt Nam không bị tác động bởi biến đổi khí hậu : lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,46 triệu tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước đó.
Để hiểu thêm về tình hình, RFI tiếng Việt hồi tháng 06/2024 đã có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Clément Rigal, nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển (Cirad - Pháp), chi nhánh tại Việt Nam.
RFI Tiếng Việt : Thưa TS. Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp, thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển (Cirad), chi nhánh tại Việt Nam. Theo ông, đâu là những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê của Việt Nam ?
TS. Clément Rigal : Các tác động chính của biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê ở Việt Nam là vào mùa khô, thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đây là giai đoạn trời rất ít mưa. Mùa khô sẽ ngày càng dài hơn, thất thường hơn, có thể khắc nghiệt hơn và thật là đáng tiếc, mùa khô vừa qua là một ví dụ điển hình, đặc biệt khó vượt qua, phần lớn không có đủ nước để tưới cho cây cà phê. Như vậy là thiệt hại đối với các trang trại trồng cà phê là rất lớn. Trời rất nóng, rất khô và mùa khô năm nay đã kéo dài hơn bình thường khoảng một tháng và đã có những thiệt hại đáng kể. Những mùa khô tới đây có thể sẽ đến ngày càng thường xuyên hơn, đó là vấn đề chính, nguy cơ chính liên quan đến biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.
Năm ngoái thì bình thường. Không phải năm nào cũng bị khô hạn như vậy. Trái lại, năm nay tác động đối với vụ thu hoạch sẽ có thể trông thấy rõ. Thêm vào đó, cũng xin nhắc lại là khí hậu khô hanh càng khiến rệp sáp trên cây cà phê phát triển mạnh, khiến thiệt hại càng thêm nặng nề.
RFI Tiếng Việt : Nhưng biến đổi khí hậu cũng có thể mang lại những cơ hội cho ngành trồng cà phê tại Việt Nam ?
TS. Clément Rigal : Thực ra là không thể dễ dàng nói là biến đổi khí hậu mang lại cơ hội. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy hiện nay trong lĩnh vực canh tác cây cà phê ở Việt Nam là ngày càng có nhiều nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng trên đất cà phê, trong khi trước đây họ chỉ độc canh cây cà phê. Và ngày càng nhiều người trồng thêm các cây khác, đặc biệt là cây ăn trái trên diện tích đất trồng cà phê. Họ đa dạng hóa các loại cây trồng và ngày càng canh tác theo hướng nông lâm kết hợp. Và điều này có tác động rất tích cực đến khả năng chống đỡ, phục hồi của cây cà phê. Những cây cà phê mọc dưới tán cây cần ít nước hơn, được hưởng lợi do vi khí hậu thuận lợi hơn và được hưởng lợi từ vùng đệm khí hậu có khả năng chống đỡ tốt hơn, được bảo vệ tốt hơn trước các tác động dữ dội của tình trạng biến đổi khí hậu. Như vậy là sự đa dạng hóa cây trồng trên diện tích đất trồng cà phê có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại thêm thu nhập cho nông dân.
Và tại sao chúng ta lại không thử hình dung thêm thế này nhé : nếu như người nông dân tiếp tục thúc đẩy sự đa dạng hóa này, thúc đẩy các mô hình nông lâm kết hợp này, cũng có thể là họ sẽ sản xuất ra ít cà phê hơn một chút, nhưng chất lượng cà phê lại tăng lên. Nông dân có thể sẽ có những hệ thống canh tác cà phê bền vững hơn một chút, ít cần thuốc thực vật hơn. Đây là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi sinh thái nông nghiệp. Nó không nhất thiết liên quan trực tiếp đến chống biến đổi khí hậu, mà về cơ bản trồng thêm cây ăn trái là một cơ hội kinh tế. Thế nhưng, sự chuyển đổi này cũng có tác động tích cực nhằm hạn chế tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.
RFI Tiếng Việt : Ngành trồng cây cà phê của Việt Nam cần thay đổi thế nào để đối phó với mối đe dọa từ biến đổi khí hậu ?
TS. Clément Rigal : Câu trả lời cho câu hỏi này gồm hai phần. Trước tiên là làm thế nào để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Về điều này, tôi nghĩ rằng đa dạng hóa hệ thống canh tác bằng cách nông lâm kết hợp sẽ là giải pháp đầu tiên. Nông dân cũng sử dụng rất nhiều nước để tưới cây. Nhưng phải có nước thì họ mới chống chọi được. Còn đối với những đợt hạn hán nghiêm trọng thì như vậy là chưa đủ. Nông lâm kết hợp trong trường hợp này là cần thiết. Như vậy, hướng đi thứ nhất chính là hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
Còn đường thứ hai cũng vẫn là phải hạn chế tác động của việc trồng cà phê đối với khí hậu, bởi vì trồng cây cà phê cũng phát thải rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, nhất là do ở Việt Nam, giới trồng cà phê sử dụng rất nhiều phân bón, mà phân bón thì có tác động rất mạnh, gây nhiều khí nhà kính, đặc biệt là phân bón tổng hợp. Và ngành trồng cây cà phê phải thực sự nỗ lực để hạn chế sử dụng phân bón tổng hợp, có thế thì mới có thể giảm phát thải carbon trong sản xuất cà phê ở Việt Nam.
RFI Tiếng Việt : Theo ông, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam và ngành cà phê đã có những nỗ lực để hạn chế tác hại đối với khí hậu và để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu ?
TS. Clément Rigal : Vâng, có những sự nỗ lực từ phía chính phủ, các doanh nghiệp, các ngành, đặc biệt là về khía cạnh nông lâm kết hợp. Có những chương trình của chính phủ Việt Nam nhằm khuyến khích đưa các loại cây trồng vào rẫy cà phê. Trái lại, vẫn có những khoản trợ cấp về phân bón, trong khi dùng phân bón thì gây phát thải khí nhà kính. Thế nên, theo tôi thì có lẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Người tiêu dùng ngày càng có ý thức về chống biến đổi khí hậu, ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề, nên đòi hỏi khu vực tư nhân phải có các nỗ lực. Chúng tôi thấy có nhiều sáng kiến, ý tưởng đang manh nha, nhưng có lẽ đó mới chỉ là những sáng kiến ở quy mô quá nhỏ, hoặc có lẽ chưa đủ tham vọng. Cần phải tiến xa hơn để thực sự mang lại thay đổi.
Khó khăn là ở chỗ ngành trồng cà phê ở Việt Nam có sản lượng rất cao. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 và là nước sản xuất cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Xem xét lại mô hình trồng cà phê ở Việt Nam tức là phải mạo hiểm, có thể là sản xuất ít cà phê hơn một chút không hẳn là có lợi cho toàn bộ ngành trồng cà phê. Vì vậy, phải làm sao để cân bằng mọi thứ, để các sáng kiến giảm tác động đối với biến đổi khí hậu có thể dung hòa với lợi ích kinh tế.
RFI Tiếng Việt : Như ông vừa nói, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê và đứng đầu thế giới về cà phê Robusta, nhưng cà phê Việt Nam lại không được đánh giá cao. Theo ông thì đó là do chất lượng, do hương vị cà phê hay là do ngành trồng cà phê của Việt Nam sử dụng quá nhiều phân bón ?
TS. Clément Rigal : Đúng là cà phê Việt Nam bị mang tiếng xấu, thậm chí không có danh tiếng gì cả. Khi tôi nói chuyện với những người xung quanh tôi ở châu Âu, hầu hết mọi người thậm chí không biết rằng Việt Nam sản xuất cà phê. Họ rất ngạc nhiên khi biết là chúng tôi đang nghiên cứu về cà phê ở Việt Nam. Việt Nam dù là nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, nhưng sản phẩm lại không được tiếng tốt và cà phê Robusta nói chung thì có tiếng là kém hơn nhiều so với cà phê Arabica. Và đúng là hầu hết cà phê sản xuất tại Việt Nam là cà phê Robusta và không được xem là cà phê có chất lượng. Hầu hết được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan.
Nhưng thực sự thì cũng có tiềm năng cải thiện chất lượng. Bản thân tôi, ban đầu chính tôi cũng ngạc nhiên. Khi đến Việt Nam, tôi thực sự không tin là như vậy. Nhưng tôi ngày càng được nếm thử những loại cà phê thực sự rất ngon, những loại cà phê Robusta rất là ngon. Đây là một lĩnh vực mới trỗi dậy, ngày càng có nhiều cuộc thi cà phê ở các địa phương, với những loại cà phê đặc biệt ngon. Về điểm này, nếu muốn sản xuất, ngành trồng cà phê có thể tái tổ chức. Nếu cà phê được sản xuất đại trà, nhưng không mang về nhiều giá trị và không được trả giá cao thì nông dân sẽ không quan tâm đến việc sản xuất cà phê ngon. Nhưng quả đúng là đang có một thị trường mới trỗi dậy về cà phê ngon.
RFI Tiếng Việt : Xin nhắc lại, Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cà phê và nhà nghiên cứu nông lâm kết hợp của CIRAD, Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển của Pháp. CIRAD có các dự án nào để hỗ trợ ngành cà phê của Việt Nam ?
TS. Clément Rigal : Vâng, CIRAD đang thực hiện một số dự án tại Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển ngành trồng cà phê, giúp ngành trồng cà phê phát triển bền vững. Chúng tôi có những dự án về cà phê Tobusta. Có một dự án tên là V-SCOPE, được tài trợ thông qua sự hợp tác của Úc, và Boléro, được Liên Hiệp Châu Âu tài trợ. 2 dự án này được quan tâm nhằm đa dạng hóa hệ thống canh tác cà phê, để triển khai phương thức nông lâm kết hợp, và quan tâm đến quản lý nguồn tài nguyên nước để có hệ thống tưới tiêu tốt hơn, để cây cà phê có bộ rễ có khả năng chống chịu tốt hơn với thời tiết hạn hán.
Thông qua các dự án này, chúng tôi phân tích vòng đời của cây cà phê để hiểu tác động của ngành này với môi trường và hiểu cách làm thế nào để giảm những tác động đó, phần nhiều là giảm sử dụng phân bón. Cách nay không lâu, chúng tôi có dự án Ecofi do khu vực tư nhân tài trợ, nhằm mục đích giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong canh tác cây cà phê.
Và cũng có những dự án tập trung vào lĩnh vực trồng cà phê Arabica, vốn chỉ là một phần nhỏ so với Robusta, vốn chiếm đến hơn 95% sản lượng. Cà phê Arabica được trồng ở miền bắc Việt Nam và cao nguyên miền trung. Chúng tôi có các dự án với sự tài trợ, đặc biệt là của Liên Âu và Cơ quan Phát triển của Pháp AFD, nhằm phát triển nông lâm kết hợp trong ngành cà phê Arabica, thông qua việc đưa vào các giống cà phê Arabica thích ứng tốt hơn với các hệ thống nông lâm kết hợp, là những hệ thống mang tính hữu cơ nhiều hơn, đa dạng hơn, và có bóng râm. Chúng tôi đang thử nghiệm những giống Arabica mới ở miền bắc Việt Nam. Tất cả các dự án này đều góp phần phát triển ngành trồng cà phê ở Việt Nam.
RFI Tiếng Việt : Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất cà phê đã được nói đến nhiều. Vậy ngược lại, liệu ngành trồng trọt, sản xuất cà phê có để lại những hệ quả xấu đến môi trường, khí hậu hay không ?
TS. Clément Rigal : Sản xuất cà phê tác động đến môi trường, và đặc biệt hơn là khí hậu. Cách nay vài tháng, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp xem xét các tài liệu khoa học. Về mức độ, 1kg cà phê được tiêu thụ sẽ thải ra lượng khí nhà kính tương đương 5kg, chủ yếu do sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm. Việt Nam là nước tiêu thụ rất nhiều các loại phân bón này. Có những quốc gia khác sử dụng ít hơn nhiều, tại Ouganda, nông dân không nhất thiết dùng đến những loại phân bón này khi trồng cà phê Robusta. Nhưng năng suất của họ cũng thấp hơn. Thế nên, ở đây điều quan trọng là phải tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa sản lượng cho phép người nông dân kiếm sống, đồng thời hạn chế tác động đến môi trường.
Tác động thứ 2 là một tác động do lịch sử trước kia để lại : Thật đáng tiếc là cà phê thậm chí đã góp phần rất lớn vào nạn phá rừng. Ngày nay, ở Việt Nam điều này ít xảy ra hơn, nhưng trước đây thì rất nhiều diện tích rừng đã bị phá đi để trồng cà phê. Điều này góp phần gây ra thiệt hại về môi trường và làm biến đổi khí hậu.
Điểm thứ 3 về biến đổi khí hậu ở Việt Nam thì cần nói đến tác động từ việc sản xuất phân hữu cơ (compost). Khi nông dân thu hoạch cà phê, chỉ có hạt cà phê là được sử dụng để chế biến thức uống. Phần cùi quả cà phê được sử dụng để làm phân hữu cơ compost rồi đưa ra bón cho đất. Loại phân compost này thường được làm theo phương pháp kỵ khí, tức là không có oxygen, góp phần tạo ra khí thải methane, ước tính chiếm tới 20% lượng khí nhà kính mà ngành cà phê thải ra.
Ngoài ra, còn có các tác động khác đối với môi trường liên quan đến việc sử dụng, đặc biệt là thuốc trừ sâu diệt cỏ, nước, vì cây cà phê ở Việt Nam cần được tưới nhiều nước, nên nông dân phải khai thác mạch nước ngầm.
Trái lại, ngành trồng cây cà phê cũng có nhiều cơ hội phát triển nhờ cách canh tác ít gây hại cho môi trường, nhất là nếu được thử nghiệm trong điều kiện thích hợp. Tôi xin nói trở lại về lĩnh vực nông lâm kết hợp, việc đưa các loại cây trồng vào rẫy cà phê có thể làm giảm mức tiêu thụ một số loại phân bón, bởi vì bản thân cây sẽ cung cấp các loại phân bón tự nhiên, đồng thời có thể giúp giảm tiêu dùng nước vì các cây trồng đó có thể cung cấp bóng mát, từ đó làm giảm nhu cầu về nước và sự bốc, thoát hơi nước của cây cà phê. Các cây đó cũng có thể hấp thụ carbon, qua đó hạn chế tác động gây biến đổi khí hậu của ngành trồng cà phê. Có một số phương pháp canh tác có thể khiến ngành trồng cà phê phát triển bền vững hơn nhiều, khiến cây cà phê có tiềm năng trở thành loại cây trồng của thế kỷ 21, chỉ gây ít tác động đối với môi trường, khí hậu.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Clément Rigal, Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển, đã tham gia chương trình !
67 episodios
All episodes
×Bienvenido a Player FM!
Player FM está escaneando la web en busca de podcasts de alta calidad para que los disfrutes en este momento. Es la mejor aplicación de podcast y funciona en Android, iPhone y la web. Regístrate para sincronizar suscripciones a través de dispositivos.