Cách sử dụng Phân bón Hữu cơ Hiệu quả và Năng suất cao
Manage episode 340724707 series 3393299
Xem bài viết đầy đủ tại đây: https://vtcholdings.vn/cach-dung-phan-huu-co/
Chắc hẳn bà con cũng biết được những lợi ích to lớn của khi biết cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học. Chúng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, mà còn cải tạo đất, bảo vệ được môi trường cũng như an toàn cho sức khỏe của con người.
Tuy nhiên bà con cần bón phân sao cho hợp lý để tránh tình trạng bón phân quá dư thừa gây lãng phí nguồn phân bón. Qua bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ hướng dẫn cho bà con cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Lợi ích của việc bón phân hữu cơ
Nâng cao độ phì, làm đất tơi xốp
Khi bón phân hữu cơ, với tác động của độ ẩm và nhiệt độ, các hydrat cacbon sẽ phân giải chậm thành chất mùn, axit humic và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Thời gian phân hủy có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Còn tùy chất liệu của phân là gì và điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường đất như thế nào. Nhờ các chất hữu cơ, đất trở nên tơi xốp hơn, làm tăng khả năng thấm thoát nước, giúp cho bộ rễ phát triển mạnh mẽ.
Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng
Những chất hữu cơ này làm đất tơi xốp hơn, nhờ vậy sẽ làm tăng được khả năng thấm và thoát nước cũng như giữ các chất ở dạng ion hoặc phân tử dưới dạng các liên kết bền vững. Việc bón phân như rơm rạ, thân xác hoặc bã thực vật còn ngăn được dòng chảy của nước mưa khi trời mưa lớn và đất có độ dốc cao.
Làm sạch nguồn nước
Các chất hữu cơ thường hút, hoặc giữ lại những chất hòa tan độc hại có ở trong nước như H2S, các dư lượng phân hóa học Nitrat, Sunfat, Clor… Dưới những tác động của nhiệt độ, độ ẩm, ôxy… các chất độc này sẽ dần dần phân hủy thành các chất ít, hoặc không gây độc hại cho con người và động vật.
Nếu không có các chất hữu cơ, thì những chất độc hại sẽ hòa tan vào dòng nước và trôi tự do. Sau đó thấm xuống các tầng nước sâu hoặc chảy ra ao hồ, sông, suối…
Giảm sâu, bệnh hại
Việc thâm canh cao độ sẽ làm cho cây phát triển nhanh hơn về sinh khối như cành khỏe, lá rậm rạp, dễ gây thu hút các loại côn trùng đến phá hoại. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm bệnh hại phát triển trên các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… gây ra các bệnh trên cây như bệnh thán thư, đạo ôn,…
Khi bón nhiều phân hóa học, lá cây sẽ thường to và mỏng hơn nên dễ bị sâu hại ăn lá và các loại nấm bệnh phá hại. Phân hữu cơ sẽ giúp các bộ phận cành lá của cây cứng cáp hơn, lá dày. Khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết bất lợi cũng tốt hơn, do vậy cây ít bị sâu bệnh gây hại.
22 episodios