¡Desconecta con la aplicación Player FM !
Báo cáo của Tòa Thánh: Bảo vệ trẻ vị thành niên và những bất cập trong thực hiện
Manage episode 454921776 series 130291
Ngày 29/10/2024, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên – Tutela Minorum – bằng tiếng Latinh, về việc các thành phần khác nhau của Giáo hội áp dụng các biện pháp chống bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Tài liệu cho thấy việc thực hiện không đồng đều giữa các quốc gia. Báo cáo này được thực hiện bằng việc phỏng vấn các giám mục về Roma viếng thăm ad limina theo định kỳ.
Trong phần tạp chí hôm nay, linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ, trình bày về vấn đề này:
Báo cáo đã được chờ đợi hơn hai năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên (PCPM) cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn cầu về cuộc chiến chống lại bạo lực tình dục trong Giáo hội. Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, chủ tịch ủy ban, trong buổi công bố báo cáo đã trực tiếp thừa nhận với các nạn nhân và « những người sống sót » là « đã có đủ những lời nói suông » và « chưa làm gì đầy đủ » đối với những vụ việc này.
Sự thiếu minh bạch
Trước tiên là đề nghị « thúc đẩy tốt hơn việc tiếp cận thông tin của nạn nhân/người sống sót – survivor », nhằm đảm bảo rằng nạn nhân bị lạm dụng có quyền xem thông tin mà các cơ quan của Giáo hội nắm giữ về họ, đồng thời tôn trọng luật bảo vệ dữ liệu. Bởi vì một trong những ưu tiên cao nhất mà các nạn nhân bị lạm dụng bày tỏ là quyền được « tiếp cận sự thật ». PCPM đang yêu cầu Giáo hội hỗ trợ, thay vì cản trở, các nạn nhân khi họ tìm kiếm sự thật thông qua một hệ thống thường khó điều khiển.
Báo cáo nhấn mạnh đến « nhu cầu củng cố và làm rõ các thẩm quyền của các Bộ thuộc Giáo triều (Curie) Roma, nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh ». Tính minh bạch trong các thủ tục và các tiến trình pháp lý của các vụ việc được chuyển đến các bộ xử lý để không làm mất lòng tin của cộng đoàn tín hữu.
Báo cáo kêu gọi Giáo hội áp dụng “một định nghĩa thống nhất hơn” về “tính dễ bị tổn thương - vulnerabilité” - một khái niệm cơ bản trong việc bảo vệ công lý ở thế kỷ 21, đồng thời đề nghị « một quy trình hợp lý hóa để bãi nhiệm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho việc từ chức hoặc cách chức một nhà lãnh đạo Giáo hội khi cần thiết »
Các báo cáo viên đã chỉ ra rằng các chuẩn mực đang được áp dụng một cách không nhất quán và không minh bạch trên toàn thế giới, gây thiệt hại xung quanh việc cách chức giám mục.
Chính sách bồi thường và cách biệt trong thực hiện
Một vấn đề khác cũng được báo cáo nhấn mạnh đến là việc xác định thiệt hại và chính sách bồi thường cho các nạn nhân, xem đây như là một phần trong cam kết của Giáo hội đối với hành trình chữa lành nạn nhân/người sống sót. Các tác giả báo cáo cho rằng « việc bồi thường không chỉ giới hạn ở khía cạnh tài chính, mà bao gồm nhiều hành động rộng hơn nhiều », kể cả xin lỗi công khai.
Văn bản này cũng nêu bật hiện tượng quyền tiếp cận các quỹ bồi thường giữa các châu lục là không đồng đều. Báo cáo viết : « Trong khi một số khu vực của châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương được hưởng lợi từ các nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ, thì phần một quan trọng của Trung – Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu lại không có đủ nguồn lực chuyên dụng ».
Thực lực kinh tế, tỷ lệ người Công giáo, nền tảng văn hóa tại một quốc gia hiển nhiên là những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng cách biệt phân bổ nguồn lực, do vậy, báo cáo kêu gọi một sự chia sẻ nguồn lực tốt hơn, thông qua sáng kiến Memorare của PCPM, được Hội đồng Giám mục Ý hậu thuẫn.
Cuối cùng, để cuộc chiến chống lạm dụng có hiệu quả, Giáo hội cần có « một tầm nhìn thống nhất về thần học – mục vụ ». Văn bản viết, xin trích : « Ủy ban tin rằng điểm kết thúc mong muốn có thể là một bản văn huấn quyền - Magisterium thống nhất các quan điểm này như một thông điệp của giáo hoàng dành riêng cho việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương trong đời sống của Giáo hội ».
PCPM gợi ý cách tốt để thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lạm dụng là giáo hoàng nên dành một thông điệp cho chủ đề này. Tuy đã có rất nhiều văn bản của giáo hoàng đề cập đến vấn đề lạm dụng, như thư mục vụ năm 2010 của Giáo hoàng Beneđictô XVI gửi cho người Công giáo Ireland. Nhưng không có văn bản nào có trọng lượng như một bản văn huấn quyền.
20 năm sau vụ Boston
Ở đây có sự trùng hợp thú vị, người đứng đầu Ủy ban, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, cũng vừa từ chức Tổng giám mục Boston, Hoa Kỳ, vì đến tuổi nghỉ hưu. Giáo phận Boston, nơi bùng nổ vụ Spotlight, các linh mục vi phạm ấu dâm đã bị đưa ra toà án hình sự, dẫn đến sự phá sản của giáo phận vừa về tài chánh và uy tín. Sau 20 năm, uy tín đó đã lấy lại phần nào nhưng dư âm của nó sẽ chẳng bao giờ im lặng.
Có lẽ cũng vì lý do này mà sau khi từ chức Tổng giám mục Boston, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley sẽ tập trung nhiều hơn trong công việc của Uỷ ban bảo vệ trẻ vị thành niên này. Ngài cho biết, phụ nữ, chiếm hơn phân nửa trong ủy ban, đã làm rất tốt công việc nặng nề phức tạp. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ ủng hộ việc một phụ nữ sẽ đứng đầu ủy ban này. Nhưng điều đó sẽ trở nên phức tạp hơn trong việc vận hành bộ máy của Vatican, vốn cần đến một vị Hồng y làm công việc ngoại giao giữa các bộ và các phòng ban của Toà Thánh.
Còn về phần Bộ giáo lý Đức Tin ?
Trong buổi tiếp kiến ngày 22/11 với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Hồng y Víctor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã trình bày một đề xuất về « Tinh thần bí giả và sự lạm dụng tâm linh – false mysticism and spiritual abuse ». Khái niệm này đã được Bộ công nhận « trong một bối cảnh rất cụ thể », Đức Hồng y đã viết trong một tài liệu chuẩn bị.
Bộ Giáo lý Đức tin đã giao cho một nhóm nghiên cứu xem xét cách « lạm dụng tinh thần » có thể được phân loại là một tội riêng biệt và cụ thể theo giáo luật.
Trong khi lạm dụng tinh thần và việc triển khai « Tinh thần bí giả - false mysticism » đã được Giáo hội công nhận là một yếu tố tăng nặng tiềm ẩn trong các vấn đề hình sự khác, thì nó không được liệt kê cụ thể là một tội có thể bị truy tố theo đúng nghĩa của nó trong Bộ Giáo Luật.
Bằng chứng từ nhiều trường hợp cho thấy rằng một giai đoạn lạm dụng tinh thần có thể xảy ra trước các hình thức lạm dụng khác, nhưng thường thì nó có thể được coi là chủ quan, hoặc không có kết luận khi được báo cáo.
Vậy thì một tội « lạm dụng tinh thần » thực sự có thể được đưa vào luật hay không và nếu có thì việc truy tố sẽ dễ dàng như thế nào?
Góc nhìn từ Giáo Hội Việt Nam
Báo cáo nói đến “sự im lặng” của Phi Châu và Á châu, Giáo hội ở Việt Nam đối diện với vấn đề này như thế nào ? Đúng là tại các nơi này, nam giới vẫn có tiếng nói quyết định trong các vấn đề quan trọng của gia đình và xã hội. Riêng ở Việt Nam, tuy đã có các luật và những cơ quan bảo vệ trẻ em và phụ nữ, cũng như những chính sách cho người yếu thế, tuy thế nạn bạo hành đối với trẻ em và vị thành niên vẫn còn xảy ra.
Trong Giáo Hội Việt Nam, việc phòng ngừa và xử lý trước nạn lạm dụng tình dục này còn rất chậm. Chẳng hạn, như tông thư Vos estis lux mundi được công bố lần đầu năm 2019, và cập nhật chính thức tháng 3/2022, nhưng chỉ mới đến khoá họp thường niên kỳ I của năm nay 2024 Hội đồng giám mục mới có « Thảo luận và định hướng áp dụng “Các Quy tắc đạo đức ứng xử trong mục vụ liên quan đến trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương” ».
Nói đến điều này, cần nghĩ đến sự phức tạp của vấn đề, vì không thể áp dụng máy móc những gì ghi trong bản văn của Toà Thánh, mà cần có sự áp dụng một cách khoa học vào hoàn cảnh của Việt Nam.
Ngược lại, Giáo hội Pháp đã có nhiều biện pháp cũng như văn bản liên quan đến vấn đề này. Trong khoá họp mùa thu năm nay, Hội đồng giám mục Pháp đã đồng ý đưa ra biện pháp, đó là khi các hối nhân, tức là những người đi xưng tội, thú nhận đã phạm tội lạm dụng này, thì các linh mục giải tội khuyên họ đi tự thú với cảnh sát. Trong thời gian tới sẽ có hướng dẫn cho các linh mục làm mục vụ liên quan đến vấn đề này.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ.
67 episodios
Manage episode 454921776 series 130291
Ngày 29/10/2024, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên – Tutela Minorum – bằng tiếng Latinh, về việc các thành phần khác nhau của Giáo hội áp dụng các biện pháp chống bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Tài liệu cho thấy việc thực hiện không đồng đều giữa các quốc gia. Báo cáo này được thực hiện bằng việc phỏng vấn các giám mục về Roma viếng thăm ad limina theo định kỳ.
Trong phần tạp chí hôm nay, linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ, trình bày về vấn đề này:
Báo cáo đã được chờ đợi hơn hai năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên (PCPM) cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn cầu về cuộc chiến chống lại bạo lực tình dục trong Giáo hội. Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, chủ tịch ủy ban, trong buổi công bố báo cáo đã trực tiếp thừa nhận với các nạn nhân và « những người sống sót » là « đã có đủ những lời nói suông » và « chưa làm gì đầy đủ » đối với những vụ việc này.
Sự thiếu minh bạch
Trước tiên là đề nghị « thúc đẩy tốt hơn việc tiếp cận thông tin của nạn nhân/người sống sót – survivor », nhằm đảm bảo rằng nạn nhân bị lạm dụng có quyền xem thông tin mà các cơ quan của Giáo hội nắm giữ về họ, đồng thời tôn trọng luật bảo vệ dữ liệu. Bởi vì một trong những ưu tiên cao nhất mà các nạn nhân bị lạm dụng bày tỏ là quyền được « tiếp cận sự thật ». PCPM đang yêu cầu Giáo hội hỗ trợ, thay vì cản trở, các nạn nhân khi họ tìm kiếm sự thật thông qua một hệ thống thường khó điều khiển.
Báo cáo nhấn mạnh đến « nhu cầu củng cố và làm rõ các thẩm quyền của các Bộ thuộc Giáo triều (Curie) Roma, nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh ». Tính minh bạch trong các thủ tục và các tiến trình pháp lý của các vụ việc được chuyển đến các bộ xử lý để không làm mất lòng tin của cộng đoàn tín hữu.
Báo cáo kêu gọi Giáo hội áp dụng “một định nghĩa thống nhất hơn” về “tính dễ bị tổn thương - vulnerabilité” - một khái niệm cơ bản trong việc bảo vệ công lý ở thế kỷ 21, đồng thời đề nghị « một quy trình hợp lý hóa để bãi nhiệm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho việc từ chức hoặc cách chức một nhà lãnh đạo Giáo hội khi cần thiết »
Các báo cáo viên đã chỉ ra rằng các chuẩn mực đang được áp dụng một cách không nhất quán và không minh bạch trên toàn thế giới, gây thiệt hại xung quanh việc cách chức giám mục.
Chính sách bồi thường và cách biệt trong thực hiện
Một vấn đề khác cũng được báo cáo nhấn mạnh đến là việc xác định thiệt hại và chính sách bồi thường cho các nạn nhân, xem đây như là một phần trong cam kết của Giáo hội đối với hành trình chữa lành nạn nhân/người sống sót. Các tác giả báo cáo cho rằng « việc bồi thường không chỉ giới hạn ở khía cạnh tài chính, mà bao gồm nhiều hành động rộng hơn nhiều », kể cả xin lỗi công khai.
Văn bản này cũng nêu bật hiện tượng quyền tiếp cận các quỹ bồi thường giữa các châu lục là không đồng đều. Báo cáo viết : « Trong khi một số khu vực của châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương được hưởng lợi từ các nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ, thì phần một quan trọng của Trung – Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu lại không có đủ nguồn lực chuyên dụng ».
Thực lực kinh tế, tỷ lệ người Công giáo, nền tảng văn hóa tại một quốc gia hiển nhiên là những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng cách biệt phân bổ nguồn lực, do vậy, báo cáo kêu gọi một sự chia sẻ nguồn lực tốt hơn, thông qua sáng kiến Memorare của PCPM, được Hội đồng Giám mục Ý hậu thuẫn.
Cuối cùng, để cuộc chiến chống lạm dụng có hiệu quả, Giáo hội cần có « một tầm nhìn thống nhất về thần học – mục vụ ». Văn bản viết, xin trích : « Ủy ban tin rằng điểm kết thúc mong muốn có thể là một bản văn huấn quyền - Magisterium thống nhất các quan điểm này như một thông điệp của giáo hoàng dành riêng cho việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương trong đời sống của Giáo hội ».
PCPM gợi ý cách tốt để thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lạm dụng là giáo hoàng nên dành một thông điệp cho chủ đề này. Tuy đã có rất nhiều văn bản của giáo hoàng đề cập đến vấn đề lạm dụng, như thư mục vụ năm 2010 của Giáo hoàng Beneđictô XVI gửi cho người Công giáo Ireland. Nhưng không có văn bản nào có trọng lượng như một bản văn huấn quyền.
20 năm sau vụ Boston
Ở đây có sự trùng hợp thú vị, người đứng đầu Ủy ban, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, cũng vừa từ chức Tổng giám mục Boston, Hoa Kỳ, vì đến tuổi nghỉ hưu. Giáo phận Boston, nơi bùng nổ vụ Spotlight, các linh mục vi phạm ấu dâm đã bị đưa ra toà án hình sự, dẫn đến sự phá sản của giáo phận vừa về tài chánh và uy tín. Sau 20 năm, uy tín đó đã lấy lại phần nào nhưng dư âm của nó sẽ chẳng bao giờ im lặng.
Có lẽ cũng vì lý do này mà sau khi từ chức Tổng giám mục Boston, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley sẽ tập trung nhiều hơn trong công việc của Uỷ ban bảo vệ trẻ vị thành niên này. Ngài cho biết, phụ nữ, chiếm hơn phân nửa trong ủy ban, đã làm rất tốt công việc nặng nề phức tạp. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ ủng hộ việc một phụ nữ sẽ đứng đầu ủy ban này. Nhưng điều đó sẽ trở nên phức tạp hơn trong việc vận hành bộ máy của Vatican, vốn cần đến một vị Hồng y làm công việc ngoại giao giữa các bộ và các phòng ban của Toà Thánh.
Còn về phần Bộ giáo lý Đức Tin ?
Trong buổi tiếp kiến ngày 22/11 với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Hồng y Víctor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã trình bày một đề xuất về « Tinh thần bí giả và sự lạm dụng tâm linh – false mysticism and spiritual abuse ». Khái niệm này đã được Bộ công nhận « trong một bối cảnh rất cụ thể », Đức Hồng y đã viết trong một tài liệu chuẩn bị.
Bộ Giáo lý Đức tin đã giao cho một nhóm nghiên cứu xem xét cách « lạm dụng tinh thần » có thể được phân loại là một tội riêng biệt và cụ thể theo giáo luật.
Trong khi lạm dụng tinh thần và việc triển khai « Tinh thần bí giả - false mysticism » đã được Giáo hội công nhận là một yếu tố tăng nặng tiềm ẩn trong các vấn đề hình sự khác, thì nó không được liệt kê cụ thể là một tội có thể bị truy tố theo đúng nghĩa của nó trong Bộ Giáo Luật.
Bằng chứng từ nhiều trường hợp cho thấy rằng một giai đoạn lạm dụng tinh thần có thể xảy ra trước các hình thức lạm dụng khác, nhưng thường thì nó có thể được coi là chủ quan, hoặc không có kết luận khi được báo cáo.
Vậy thì một tội « lạm dụng tinh thần » thực sự có thể được đưa vào luật hay không và nếu có thì việc truy tố sẽ dễ dàng như thế nào?
Góc nhìn từ Giáo Hội Việt Nam
Báo cáo nói đến “sự im lặng” của Phi Châu và Á châu, Giáo hội ở Việt Nam đối diện với vấn đề này như thế nào ? Đúng là tại các nơi này, nam giới vẫn có tiếng nói quyết định trong các vấn đề quan trọng của gia đình và xã hội. Riêng ở Việt Nam, tuy đã có các luật và những cơ quan bảo vệ trẻ em và phụ nữ, cũng như những chính sách cho người yếu thế, tuy thế nạn bạo hành đối với trẻ em và vị thành niên vẫn còn xảy ra.
Trong Giáo Hội Việt Nam, việc phòng ngừa và xử lý trước nạn lạm dụng tình dục này còn rất chậm. Chẳng hạn, như tông thư Vos estis lux mundi được công bố lần đầu năm 2019, và cập nhật chính thức tháng 3/2022, nhưng chỉ mới đến khoá họp thường niên kỳ I của năm nay 2024 Hội đồng giám mục mới có « Thảo luận và định hướng áp dụng “Các Quy tắc đạo đức ứng xử trong mục vụ liên quan đến trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương” ».
Nói đến điều này, cần nghĩ đến sự phức tạp của vấn đề, vì không thể áp dụng máy móc những gì ghi trong bản văn của Toà Thánh, mà cần có sự áp dụng một cách khoa học vào hoàn cảnh của Việt Nam.
Ngược lại, Giáo hội Pháp đã có nhiều biện pháp cũng như văn bản liên quan đến vấn đề này. Trong khoá họp mùa thu năm nay, Hội đồng giám mục Pháp đã đồng ý đưa ra biện pháp, đó là khi các hối nhân, tức là những người đi xưng tội, thú nhận đã phạm tội lạm dụng này, thì các linh mục giải tội khuyên họ đi tự thú với cảnh sát. Trong thời gian tới sẽ có hướng dẫn cho các linh mục làm mục vụ liên quan đến vấn đề này.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ.
67 episodios
Todos los episodios
×Bienvenido a Player FM!
Player FM está escaneando la web en busca de podcasts de alta calidad para que los disfrutes en este momento. Es la mejor aplicación de podcast y funciona en Android, iPhone y la web. Regístrate para sincronizar suscripciones a través de dispositivos.