¡Desconecta con la aplicación Player FM !
Việt Nam có sẵn sàng mua thiết bị quân sự hạng nặng của Pháp ?
Manage episode 454591365 series 1455068
Lần thứ hai liên tiếp, Pháp tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (từ 19-22/12/2024). Trong chuyến thăm Paris tháng 10/2024 của tổng bí thư Tô Lâm, kiêm chủ tịch nước lúc đó, Việt Nam và Pháp đã nâng quan hệ lên cấp cao nhất Đối tác chiến lược toàn diện và nhất trí "tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh". Để đạt được mục đích này, "hai bên quyết định tạo động lực mới cho hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng" với "các dự án mang tính cơ cấu".
Có thể thấy mối quan hệ song phương trong lĩnh vực quốc phòng, được thiết lập từ thập niên 1990, không ngừng được củng cố. Hiện tại, Pháp - nước thứ 8 trên thế giới và là thành viên đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu có mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam - tỏ thiện chí cung cấp cho Hà Nội trang thiết bị quốc phòng tân tiến, nhưng liệu Hà Nội đã sẵn sàng chưa ? Việt Nam và Pháp có thể tính đến những dự án có quy mô lớn hơn không ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.
RFI : Ngày 07/10, trong chuyến công du Paris, tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Pháp-Việt Nam. Tuyên bố chung nhấn mạnh đến ngành công nghiệp quốc phòng. Vậy đâu là cơ hội cho cả hai nước ?
Laurent Gédéon : Cơ hội có nhiều. Trước tiên tôi xin nhắc lại rằng Việt Nam hiện dành 8 tỷ đô la cho ngân sách quốc phòng, tương đương với 2% GDP của đất nước. Hà Nội có ý định tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên trung bình 5,5% để đạt đến 10,2 tỷ đô la vào năm 2029. Có thể thấy nỗ lực đó rất lớn và Việt Nam tự tạo phương tiện để tăng cường khả năng phòng thủ.
Nhưng hiện giờ, chúng ta thấy các nhà cung cấp quân sự chính cho Việt Nam vẫn là Nga, Mỹ và trong chừng mực nào đó là Israel. Việt Nam cũng sản xuất một số vũ khí và trang thiết bị quân sự (chủ yếu do Viettel sản xuất, trong đó có một số thiết bị được cấp phép). Ngoài ra, quân đội Việt Nam vẫn được trang bị một phần thiết bị của Liên Xô có từ thập niên 1970 và 1980.
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng Pháp gần như không bán vũ khí cho Việt Nam nếu loại trừ một số máy bay trực thăng Puma và radar giám sát ven biển do Thales sản xuất (loại SCORE 3000 và Coast Watcher 100) hiện được Hải quân Việt Nam sử dụng. Dường như cũng không có bất kỳ thiết bị nào có nguồn gốc từ Pháp trong bộ binh Việt Nam và không quân cũng không có máy bay Pháp. Do đó, có thể có những cơ hội hấp dẫn cho ngành công nghiệp quân sự về mặt hợp tác và trao đổi công nghệ.
Nhưng phải nhắc đến vấn đề các mối ưu tiên. Rõ ràng là trong bối cảnh địa-chiến lược của Việt Nam, Hà Nội tập trung chú ý vào không gian biển, dù là bảo vệ khu vực ven biển hay các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa, nơi quân đội Việt Nam hiện diện. Do đó, có thể giả định rằng việc hợp tác và mua sắm thiết bị quân sự sẽ chủ yếu tập trung vào các thiết bị đáp ứng các yêu cầu trong khuôn khổ chiến lược đó. Về điểm này, một số công ty Pháp có thể đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam, đặc biệt là Thales, Safran và Airbus.
Nếu lấy ví dụ trường hợp Thales - tập đoàn rất chú ý vào xuất khẩu, người ta thấy rằng doanh nghiệp này cung cấp giải pháp trong ba lĩnh vực mà Hà Nội quan tâm : giám sát trên không và trên biển, tác chiến chống tàu ngầm và drone.
Trong trường hợp giám sát trên không và trên biển, Thales có nhiều loại radar có thể rất phù hợp với nhu cầu của quân đội Việt Nam, bởi vì việc giám sát không phận và dự đoán các hành động của đối phương mang lại một lợi thế nhất định cho Việt Nam. Các mẫu được cung cấp, dù là radar tầm xa như GM 400α (Ground Master 400α), radar tầm trung như GM 200, hệ thống giám sát quang học như Artemis, hoặc hệ thống pháo chống drone trên biển và trên không (loại RapidFire), có thể được quân đội Việt Nam quan tâm.
Trong lĩnh vực tác chiến chống tàu ngầm cũng vậy. Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, đã được Việt Nam xác định thông qua việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga vào những năm 2010. Việc mua tàu ngầm đã giúp Hà Nội tái lập cân bằng với quân đội Trung Quốc cũng được trang bị tàu ngầm. Đây lại cũng là lĩnh vực mà công ty Pháp có thể đáp ứng qua việc cung cấp các thiết bị chuyên dụng, như máy đo sóng âm và phao thủy âm, và rộng hơn là các hệ thống công nghệ cao dành riêng cho giám sát điện tử.
Ngoài ra, còn có những cơ hội hợp tác liên quan đến drone, nhất là những loại drone có sức bền dành cho hoạt động tình báo và giám sát hàng hải như Watch Keeper của Thales và cả Patroller của Safran.
Như chúng ta thấy, cơ hội phát triển liên kết trong lĩnh vực công nghiệp quân sự là không thiếu. Tuy nhiên các đối tác Pháp phải tính đến những nhu cầu và hạn chế cụ thể của Việt Nam. Đây cũng là một quyết định mang tính chính trị rõ ràng, nếu xét đến những hậu quả có thể xảy ra với Trung Quốc.
RFI : Như ông đề cập một chút ở trên, khả năng bán tàu hộ vệ và drone Patroller cho Việt Nam cũng được một số chuyên gia nêu lên sau chuyến thăm Paris của tổng bí thư Tô Lâm. Liệu điều này có thể thực hiện được không nếu nhìn vào bối cảnh trong vùng hiện nay, cũng như mối quan hệ song phương Pháp-Việt ?
Laurent Gédéon : Tôi đã đề cập đến drone Patroller, nhưng đúng, vấn đề tàu hộ vệ cũng rất đáng quan tâm bởi vì đây là một trường hợp mang đầy tính biểu tượng. Chúng ta biết hiện giờ Việt Nam có hai loại tàu hộ vệ, có nguồn gốc Liên Xô và Nga. Loại gần đây nhất có nguồn gốc từ Nga là tàu hộ vệ loại Gepard 3.9. Đây là những con tàu được thiết kế để tìm kiếm và chiến đấu với kẻ thù trên mặt nước, dưới nước và trên không. Nhiệm vụ chung của chúng là giám sát và bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Xin nhắc lại, vào tháng 03 và tháng 08/2011, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 (đặt mua năm 2006, đóng tại Nga). Cuối năm 2011, Việt Nam ký hợp đồng đóng thêm hai tàu chuyên chống tàu ngầm. Hai tàu khác cũng được lên kế hoạch, nâng tổng số đơn đặt hàng lên thành 6tàu. Tuy nhiên, hai tàu cuối này hiện bị trì hoãn do các lệnh trừng phạt Nga do cuộc xung đột Ukraina. Ngoài tàu hộ tống Gepard 3.9, Việt Nam còn có 5 tàu hộ tống lớp Petya. Đây là những chiến hạm cũ, được đóng từ thời Liên Xô, có vai trò tác chiến chống tầu ngầm ở vùng nước nông.
Pháp có kinh nghiệm không thể phủ nhận được trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất tàu khu trục nhỏ, bằng chứng là những tàu trong biên chế của Hải quân Pháp. Chúng được chia thành hai loại, tàu khu trục hạng nhất (lớp Horizon và Aquitaine) và tàu khu trục hạng hai (lớp Floréal và Lafayette). Hai loại này có chức năng khác và giá cũng khác nhau.
Nhiệm vụ chính của tàu khu trục hạng nhất là tham gia phòng không cho đội tàu tác chiến, hoặc bảo vệ một khu vực hoặc một đoàn tàu khỏi các cuộc không kích hoặc tấn công bằng tên lửa. Tàu khu trục hạng hai là tàu giám sát, chủ yếu là tham gia tác chiến chống tàu.
Cũng cần lưu ý rằng các tàu khu trục hàng hai sắp không còn được sử dụng, thay vào đó là một mẫu tàu tàng hình mới, được gọi là tàu khu trục phòng thủ và can thiệp (hoặc khinh hạm cỡ trung bình). Loại tàu này sẽ do tập đoàn Naval Group chế tạo.
RFI : Giả sử Việt Nam có ý định mua tàu khu trục Pháp, đâu sẽ là trở ngại chính ?
Laurent Gédéon : Đặt giả thuyết Việt Nam mua một tàu khu trục, vấn đề đặt ra sẽ là Việt Nam muốn đầu tư ngân sách bao nhiêu, bởi vì giá tàu khu trục hạng hai đời mới của Pháp chuyên phòng thủ và can thiệp có giá dao động từ 760 đến 800 triệu euro, còn tàu hạng nhất dao động trong khoảng 800 đến 950 triệu euro. Đó là số tiền rất lớn và sẽ được đem so sánh với tàu hộ tống Gepard 3.9 của Nga, có giá khoảng 350 triệu euro.
Thêm vào đó là chi phí bảo dưỡng và chi phí cho thủy thủ đoàn, tổng chi phí dao động từ 500 đến khoảng 700 triệu euro trong 30 năm. Do đó, đây là một khoản đầu tư đáng kể khi biết rằng ngân sách quân sự của Việt Nam hiện vào khoảng 8 tỷ đô la và sẽ đạt 10 tỷ đô la vào năm 2029.
Để khoản đầu tư được xứng đáng, những tàu khu trục này sẽ phải mang lại giá trị thặng dư chắc chắn về mặt chiến lược và đáp ứng những nhu cầu về khả năng mà các tàu Gepard 3.9 hiện tại không thể hoặc không còn đáp ứng được. Về vấn đề này, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời để đánh giá xem liệu Việt Nam có quan tâm đến một thỏa thuận mua bán đắt đỏ như vậy với Pháp hay không.
Ngoài ra, tàu khu trục vẫn là một vấn đề nhạy cảm đối với Pháp, cả về mặt địa-chính trị và biểu tượng trong khu vực, bởi vì người ta chưa quên những căng thẳng gay gắt nảy sinh giữa Paris và Bắc Kinh sau thương vụ bán sáu tàu khu trục lớp Lafayette cho Đài Loan vào năm 1991. Dĩ nhiên trường hợp của Việt Nam khác với Đài Loan. Nhưng trong bối cảnh và mối quan hệ hiện vẫn tế nhị giữa Hà Nội và Bắc Kinh, việc Pháp bán tàu khu trục cho Việt Nam có thể sẽ gợi lại cho Trung Quốc những kỉ niệm không tốt đẹp cho lắm và có thể sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng về vấn đề này.
RFI : Người ta cũng nhắc đến việc Paris nhấn mạnh đến hợp tác hàng hải, với việc tàu Pháp tăng số lần ghé thăm cảng Việt Nam trong những năm gần đây. Liệu đây có phải là một mảng hợp tác, trao đổi chuyên môn để hỗ trợ Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam trong tương lai không ?
Laurent Gédéon : Cần phải nhớ rằng trong bối cảnh địa chính trị khu vực, được đánh dấu bằng sự cạnh tranh Trung-Việt đối với các quần đảo ở Biển Đông, câu hỏi được đặt ra đối với bất kỳ hoạt động bán vũ khí nào cho Việt Nam hoặc bất kỳ sáng kiến quân sự nào của Pháp, hoặc từ bên ngoài, đó là Bắc Kinh có thể diễn giải việc đó theo cách nào. Bất kỳ chuyến hải hành nào của Hải quân Pháp qua Biển Đông đều khiến Trung Quốc có phản ứng ít nhiều tiêu cực và kịch liệt, tùy theo hoàn cảnh. Chắc chắn các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của cả Pháp và Việt Nam đều chú ý đến điều này.
Tuy nhiên, tàu chiến Pháp vẫn thường xuyên tổ chức hoạt động lưu thông trong khuôn khổ chiến dịch FONOP nhằm khẳng định sự tôn trọng luật hàng hải quốc tế và thách thức các yêu sách lãnh thổ bị coi là quá đáng của Trung Quốc. Chúng ta nhớ lại rằng vào năm 2021, tàu khu trục Vendémiaire của Pháp đã tuần tra gần quần đảo Trường Sa ; năm 2022, Pháp cũng tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương La Pérouse, phối hợp với Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và Biển Đông ; và vào tháng 04/2024, lần đầu tiên Pháp tham gia cuộc tập trận Balitakan của Philippines.
Do đó, sự hiện diện của Pháp trong khu vực không hề mang tính trung lập và bản thân việc các tàu Pháp cập cảng Việt Nam đã thể hiện một hành động chính trị. Cho nên có thể coi tần suất thăm cảng có tăng hay không còn phụ thuộc vào những cân nhắc ngoại giao về yếu tố Trung Quốc.
Tóm lại, để trả lời câu hỏi trên, thì đúng, việc tàu Pháp tăng cường ghé thăm cảng Việt Nam sẽ thể hiện niềm tin song phương ngày càng cao và có thể dẫn đến hợp tác và trao đổi chuyên môn nhằm phát triển năng lực và kinh nghiệm của Hải quân, và đặc biệt là của Cảnh sát biển Việt Nam.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.
60 episodios
Manage episode 454591365 series 1455068
Lần thứ hai liên tiếp, Pháp tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (từ 19-22/12/2024). Trong chuyến thăm Paris tháng 10/2024 của tổng bí thư Tô Lâm, kiêm chủ tịch nước lúc đó, Việt Nam và Pháp đã nâng quan hệ lên cấp cao nhất Đối tác chiến lược toàn diện và nhất trí "tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh". Để đạt được mục đích này, "hai bên quyết định tạo động lực mới cho hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng" với "các dự án mang tính cơ cấu".
Có thể thấy mối quan hệ song phương trong lĩnh vực quốc phòng, được thiết lập từ thập niên 1990, không ngừng được củng cố. Hiện tại, Pháp - nước thứ 8 trên thế giới và là thành viên đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu có mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam - tỏ thiện chí cung cấp cho Hà Nội trang thiết bị quốc phòng tân tiến, nhưng liệu Hà Nội đã sẵn sàng chưa ? Việt Nam và Pháp có thể tính đến những dự án có quy mô lớn hơn không ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.
RFI : Ngày 07/10, trong chuyến công du Paris, tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Pháp-Việt Nam. Tuyên bố chung nhấn mạnh đến ngành công nghiệp quốc phòng. Vậy đâu là cơ hội cho cả hai nước ?
Laurent Gédéon : Cơ hội có nhiều. Trước tiên tôi xin nhắc lại rằng Việt Nam hiện dành 8 tỷ đô la cho ngân sách quốc phòng, tương đương với 2% GDP của đất nước. Hà Nội có ý định tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên trung bình 5,5% để đạt đến 10,2 tỷ đô la vào năm 2029. Có thể thấy nỗ lực đó rất lớn và Việt Nam tự tạo phương tiện để tăng cường khả năng phòng thủ.
Nhưng hiện giờ, chúng ta thấy các nhà cung cấp quân sự chính cho Việt Nam vẫn là Nga, Mỹ và trong chừng mực nào đó là Israel. Việt Nam cũng sản xuất một số vũ khí và trang thiết bị quân sự (chủ yếu do Viettel sản xuất, trong đó có một số thiết bị được cấp phép). Ngoài ra, quân đội Việt Nam vẫn được trang bị một phần thiết bị của Liên Xô có từ thập niên 1970 và 1980.
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng Pháp gần như không bán vũ khí cho Việt Nam nếu loại trừ một số máy bay trực thăng Puma và radar giám sát ven biển do Thales sản xuất (loại SCORE 3000 và Coast Watcher 100) hiện được Hải quân Việt Nam sử dụng. Dường như cũng không có bất kỳ thiết bị nào có nguồn gốc từ Pháp trong bộ binh Việt Nam và không quân cũng không có máy bay Pháp. Do đó, có thể có những cơ hội hấp dẫn cho ngành công nghiệp quân sự về mặt hợp tác và trao đổi công nghệ.
Nhưng phải nhắc đến vấn đề các mối ưu tiên. Rõ ràng là trong bối cảnh địa-chiến lược của Việt Nam, Hà Nội tập trung chú ý vào không gian biển, dù là bảo vệ khu vực ven biển hay các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa, nơi quân đội Việt Nam hiện diện. Do đó, có thể giả định rằng việc hợp tác và mua sắm thiết bị quân sự sẽ chủ yếu tập trung vào các thiết bị đáp ứng các yêu cầu trong khuôn khổ chiến lược đó. Về điểm này, một số công ty Pháp có thể đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam, đặc biệt là Thales, Safran và Airbus.
Nếu lấy ví dụ trường hợp Thales - tập đoàn rất chú ý vào xuất khẩu, người ta thấy rằng doanh nghiệp này cung cấp giải pháp trong ba lĩnh vực mà Hà Nội quan tâm : giám sát trên không và trên biển, tác chiến chống tàu ngầm và drone.
Trong trường hợp giám sát trên không và trên biển, Thales có nhiều loại radar có thể rất phù hợp với nhu cầu của quân đội Việt Nam, bởi vì việc giám sát không phận và dự đoán các hành động của đối phương mang lại một lợi thế nhất định cho Việt Nam. Các mẫu được cung cấp, dù là radar tầm xa như GM 400α (Ground Master 400α), radar tầm trung như GM 200, hệ thống giám sát quang học như Artemis, hoặc hệ thống pháo chống drone trên biển và trên không (loại RapidFire), có thể được quân đội Việt Nam quan tâm.
Trong lĩnh vực tác chiến chống tàu ngầm cũng vậy. Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, đã được Việt Nam xác định thông qua việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga vào những năm 2010. Việc mua tàu ngầm đã giúp Hà Nội tái lập cân bằng với quân đội Trung Quốc cũng được trang bị tàu ngầm. Đây lại cũng là lĩnh vực mà công ty Pháp có thể đáp ứng qua việc cung cấp các thiết bị chuyên dụng, như máy đo sóng âm và phao thủy âm, và rộng hơn là các hệ thống công nghệ cao dành riêng cho giám sát điện tử.
Ngoài ra, còn có những cơ hội hợp tác liên quan đến drone, nhất là những loại drone có sức bền dành cho hoạt động tình báo và giám sát hàng hải như Watch Keeper của Thales và cả Patroller của Safran.
Như chúng ta thấy, cơ hội phát triển liên kết trong lĩnh vực công nghiệp quân sự là không thiếu. Tuy nhiên các đối tác Pháp phải tính đến những nhu cầu và hạn chế cụ thể của Việt Nam. Đây cũng là một quyết định mang tính chính trị rõ ràng, nếu xét đến những hậu quả có thể xảy ra với Trung Quốc.
RFI : Như ông đề cập một chút ở trên, khả năng bán tàu hộ vệ và drone Patroller cho Việt Nam cũng được một số chuyên gia nêu lên sau chuyến thăm Paris của tổng bí thư Tô Lâm. Liệu điều này có thể thực hiện được không nếu nhìn vào bối cảnh trong vùng hiện nay, cũng như mối quan hệ song phương Pháp-Việt ?
Laurent Gédéon : Tôi đã đề cập đến drone Patroller, nhưng đúng, vấn đề tàu hộ vệ cũng rất đáng quan tâm bởi vì đây là một trường hợp mang đầy tính biểu tượng. Chúng ta biết hiện giờ Việt Nam có hai loại tàu hộ vệ, có nguồn gốc Liên Xô và Nga. Loại gần đây nhất có nguồn gốc từ Nga là tàu hộ vệ loại Gepard 3.9. Đây là những con tàu được thiết kế để tìm kiếm và chiến đấu với kẻ thù trên mặt nước, dưới nước và trên không. Nhiệm vụ chung của chúng là giám sát và bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Xin nhắc lại, vào tháng 03 và tháng 08/2011, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 (đặt mua năm 2006, đóng tại Nga). Cuối năm 2011, Việt Nam ký hợp đồng đóng thêm hai tàu chuyên chống tàu ngầm. Hai tàu khác cũng được lên kế hoạch, nâng tổng số đơn đặt hàng lên thành 6tàu. Tuy nhiên, hai tàu cuối này hiện bị trì hoãn do các lệnh trừng phạt Nga do cuộc xung đột Ukraina. Ngoài tàu hộ tống Gepard 3.9, Việt Nam còn có 5 tàu hộ tống lớp Petya. Đây là những chiến hạm cũ, được đóng từ thời Liên Xô, có vai trò tác chiến chống tầu ngầm ở vùng nước nông.
Pháp có kinh nghiệm không thể phủ nhận được trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất tàu khu trục nhỏ, bằng chứng là những tàu trong biên chế của Hải quân Pháp. Chúng được chia thành hai loại, tàu khu trục hạng nhất (lớp Horizon và Aquitaine) và tàu khu trục hạng hai (lớp Floréal và Lafayette). Hai loại này có chức năng khác và giá cũng khác nhau.
Nhiệm vụ chính của tàu khu trục hạng nhất là tham gia phòng không cho đội tàu tác chiến, hoặc bảo vệ một khu vực hoặc một đoàn tàu khỏi các cuộc không kích hoặc tấn công bằng tên lửa. Tàu khu trục hạng hai là tàu giám sát, chủ yếu là tham gia tác chiến chống tàu.
Cũng cần lưu ý rằng các tàu khu trục hàng hai sắp không còn được sử dụng, thay vào đó là một mẫu tàu tàng hình mới, được gọi là tàu khu trục phòng thủ và can thiệp (hoặc khinh hạm cỡ trung bình). Loại tàu này sẽ do tập đoàn Naval Group chế tạo.
RFI : Giả sử Việt Nam có ý định mua tàu khu trục Pháp, đâu sẽ là trở ngại chính ?
Laurent Gédéon : Đặt giả thuyết Việt Nam mua một tàu khu trục, vấn đề đặt ra sẽ là Việt Nam muốn đầu tư ngân sách bao nhiêu, bởi vì giá tàu khu trục hạng hai đời mới của Pháp chuyên phòng thủ và can thiệp có giá dao động từ 760 đến 800 triệu euro, còn tàu hạng nhất dao động trong khoảng 800 đến 950 triệu euro. Đó là số tiền rất lớn và sẽ được đem so sánh với tàu hộ tống Gepard 3.9 của Nga, có giá khoảng 350 triệu euro.
Thêm vào đó là chi phí bảo dưỡng và chi phí cho thủy thủ đoàn, tổng chi phí dao động từ 500 đến khoảng 700 triệu euro trong 30 năm. Do đó, đây là một khoản đầu tư đáng kể khi biết rằng ngân sách quân sự của Việt Nam hiện vào khoảng 8 tỷ đô la và sẽ đạt 10 tỷ đô la vào năm 2029.
Để khoản đầu tư được xứng đáng, những tàu khu trục này sẽ phải mang lại giá trị thặng dư chắc chắn về mặt chiến lược và đáp ứng những nhu cầu về khả năng mà các tàu Gepard 3.9 hiện tại không thể hoặc không còn đáp ứng được. Về vấn đề này, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời để đánh giá xem liệu Việt Nam có quan tâm đến một thỏa thuận mua bán đắt đỏ như vậy với Pháp hay không.
Ngoài ra, tàu khu trục vẫn là một vấn đề nhạy cảm đối với Pháp, cả về mặt địa-chính trị và biểu tượng trong khu vực, bởi vì người ta chưa quên những căng thẳng gay gắt nảy sinh giữa Paris và Bắc Kinh sau thương vụ bán sáu tàu khu trục lớp Lafayette cho Đài Loan vào năm 1991. Dĩ nhiên trường hợp của Việt Nam khác với Đài Loan. Nhưng trong bối cảnh và mối quan hệ hiện vẫn tế nhị giữa Hà Nội và Bắc Kinh, việc Pháp bán tàu khu trục cho Việt Nam có thể sẽ gợi lại cho Trung Quốc những kỉ niệm không tốt đẹp cho lắm và có thể sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng về vấn đề này.
RFI : Người ta cũng nhắc đến việc Paris nhấn mạnh đến hợp tác hàng hải, với việc tàu Pháp tăng số lần ghé thăm cảng Việt Nam trong những năm gần đây. Liệu đây có phải là một mảng hợp tác, trao đổi chuyên môn để hỗ trợ Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam trong tương lai không ?
Laurent Gédéon : Cần phải nhớ rằng trong bối cảnh địa chính trị khu vực, được đánh dấu bằng sự cạnh tranh Trung-Việt đối với các quần đảo ở Biển Đông, câu hỏi được đặt ra đối với bất kỳ hoạt động bán vũ khí nào cho Việt Nam hoặc bất kỳ sáng kiến quân sự nào của Pháp, hoặc từ bên ngoài, đó là Bắc Kinh có thể diễn giải việc đó theo cách nào. Bất kỳ chuyến hải hành nào của Hải quân Pháp qua Biển Đông đều khiến Trung Quốc có phản ứng ít nhiều tiêu cực và kịch liệt, tùy theo hoàn cảnh. Chắc chắn các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của cả Pháp và Việt Nam đều chú ý đến điều này.
Tuy nhiên, tàu chiến Pháp vẫn thường xuyên tổ chức hoạt động lưu thông trong khuôn khổ chiến dịch FONOP nhằm khẳng định sự tôn trọng luật hàng hải quốc tế và thách thức các yêu sách lãnh thổ bị coi là quá đáng của Trung Quốc. Chúng ta nhớ lại rằng vào năm 2021, tàu khu trục Vendémiaire của Pháp đã tuần tra gần quần đảo Trường Sa ; năm 2022, Pháp cũng tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương La Pérouse, phối hợp với Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và Biển Đông ; và vào tháng 04/2024, lần đầu tiên Pháp tham gia cuộc tập trận Balitakan của Philippines.
Do đó, sự hiện diện của Pháp trong khu vực không hề mang tính trung lập và bản thân việc các tàu Pháp cập cảng Việt Nam đã thể hiện một hành động chính trị. Cho nên có thể coi tần suất thăm cảng có tăng hay không còn phụ thuộc vào những cân nhắc ngoại giao về yếu tố Trung Quốc.
Tóm lại, để trả lời câu hỏi trên, thì đúng, việc tàu Pháp tăng cường ghé thăm cảng Việt Nam sẽ thể hiện niềm tin song phương ngày càng cao và có thể dẫn đến hợp tác và trao đổi chuyên môn nhằm phát triển năng lực và kinh nghiệm của Hải quân, và đặc biệt là của Cảnh sát biển Việt Nam.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.
60 episodios
Todos los episodios
×Bienvenido a Player FM!
Player FM está escaneando la web en busca de podcasts de alta calidad para que los disfrutes en este momento. Es la mejor aplicación de podcast y funciona en Android, iPhone y la web. Regístrate para sincronizar suscripciones a través de dispositivos.