Artwork

Contenido proporcionado por France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Todo el contenido del podcast, incluidos episodios, gráficos y descripciones de podcast, lo carga y proporciona directamente France Médias Monde and RFI Tiếng Việt o su socio de plataforma de podcast. Si cree que alguien está utilizando su trabajo protegido por derechos de autor sin su permiso, puede seguir el proceso descrito aquí https://es.player.fm/legal.
Player FM : aplicación de podcast
¡Desconecta con la aplicación Player FM !

Đi tìm Lâu Đài của Kafka - Bài 2 : Mê Cung

9:29
 
Compartir
 

Manage episode 422426123 series 1455069
Contenido proporcionado por France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Todo el contenido del podcast, incluidos episodios, gráficos y descripciones de podcast, lo carga y proporciona directamente France Médias Monde and RFI Tiếng Việt o su socio de plataforma de podcast. Si cree que alguien está utilizando su trabajo protegido por derechos de autor sin su permiso, puede seguir el proceso descrito aquí https://es.player.fm/legal.

Không thể tách rời ý nghĩa những tác phẩm của Kafka ra khỏi mảnh đất chúng sinh sôi nẩy nở. Cũng không thể « đọc » Kafka mà quên đi chúng ta đang đứng ở đâu, tại những điểm nhìn nào. Vì vậy, phải trở ngược về đầu thế kỷ 20, quãng thời gian đã được nhà sử học Eric J.Hobsbawm mệnh danh là kỷ nguyên của những Đại Họa.

Kafka sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái, tại Praha, thủ đô Tiệp ngày nay, thuộc đế chế Áo Hung lúc đó. Nhưng ông được đào tạo tại những ngôi trường Đức, ông tiếp thu văn hóa Đức và sáng tác bằng tiếng Đức. Như vậy, Kafka mang trong mình sự cộng hưởng của ba nền văn hóa : Văn hóa Do Thái, văn hóa Tiệp và văn hóa Đức. Sau này, giá trị tinh thần của sự nghiệp Kafka trở thành một di sản được cả ba nền văn hóa này khẳng định sở hữu và tranh giành bản quyền, hay ít nhất là đòi áp đặt một cách diễn giải riêng. Có lẽ, ảnh hưởng của ba nền văn hóa này vừa là chìa khóa của các tác phẩm, vừa là nguyên nhân gây xung đột trong tâm thức nhà văn.

Do đó, trước khi xem xét các cách tiếp cận, cách « đọc » Kafka, thiết tưởng nên tìm hiểu tiểu sử độc đáo của một nhà văn bị giằng co giữa nhiều « bản sắc », mà hơn nữa, vào thời điểm tài năng chín mùi, đứng ở vị trí bản lề lịch sử của châu Âu giữa thế kỷ 19 hòa bình và thế kỷ 20 kinh thiên động địa.

Kafka, đứa trẻ của chính sách đồng hóa người Do Thái

Kafka sinh năm 1883 trong một gia đình gốc Do Thái đã bắt đầu được đồng hóa. Lúc trẻ, Kafka không mấy quan tâm đến gốc rễ Do Thái của mình, cho dù gia đình ông vẫn vào đền tham dự các buổi lễ quan trọng của Do Thái giáo. Nhưng, theo đa số các nhà nghiên cứu Do Thái hiện nay, Kafka càng trưởng thành càng cảm thấy mình lạc loài, như người mất gốc, mất lai lịch.

Phải nói thêm, cho dù người Do Thái đã di dân sang châu Âu từ ngàn năm trưóc, nhưng trong đế chế Áo - Hung, phải đợi đến 1848, tức là 35 năm trước khi Franz Kafka ra đời, cộng đồng người Do Thái mới được công nhận quyền bình đẳng. Trước 1848, người Do Thái bị đàn áp, khống chế rất dã man. Ví dụ điển hình là chẳng những họ bị đẩy ra sống ở ngoài lề xã hội, mà hơn vậy nữa, nhà chức trách giới hạn gắt gao việc tăng trưởng dân số người Do Thái với đạo luật : Chỉ có con trai đầu lòng của gia đình người Do Thái được quyền kết hôn và lập gia đình. Điểm quan trọng ở đây là Kafka đại diện cho thế hệ thứ hai, kể từ khi người Do Thái được đồng hóa, trong khi ông cụ nội của Kafka còn phải bị lưu đầy, suýt không được quyền lập gia đình, nếu sự kiện 1848 không diễn ra. Hoàn cảnh này cũng đáng lưu ý trong sự hình thành của tâm thức Kafka. Gốc gác này còn hiển hiện trong Nhật ký của Kafka. Năm 1911, ông viết : « Tôi tên là Amschel trong tiếng Hebreu (Do Thái) như ông cụ nội của mẹ tôi ».

Praha vào đầu thế kỷ 20 cũng là một thủ đô đa sắc tộc với ba cộng đồng chung sống tại đây. Đông nhất là người Tiệp, cư dân Đức thì giàu có và thiểu số người Do Thái. Nhưng tiếng Đức là ngôn ngữ chính thống của đế chế Áo - Hung. Bởi vậy, người Do Thái Praha thuộc thành phần khá giả, như gia đình Kafka, cho con học tiếng Đức hầu thăng tiến trong xã hội.

Tuy nhiên, sự kỳ thị, bài xích người Do Thái vẫn tiềm ẩn trong các xã hội Âu châu đương thời. Lâu lâu lại nổi lên các tin đồn là dân Do Thái giết người để tế lễ. Vì vậy, tại Praha, năm 1901, diễn ra nhiều cuộc biểu tình ầm ĩ chống Do Thái, hay tại Pháp, nổ ra vụ án Dreyfuss cuối thế kỷ 19. Phải đợi đến đầu thế kỷ 20, năm 1906, sĩ quan này mới được phục hồi tại Pháp.

Một dấu hiệu khác cần quan tâm là Kafka về cuối đời, nảy sinh ý định di tản sang Palestine, nơi người Do Thái xem là quê hương lịch sử của mình. Tất cả những người bạn của Kafka đều mang gốc gác Do Thái, như Max Brod. Sau này, Max Brod đã định cư tạ Palestine và viết lời đề bạt cho những tác phẩm của Kafka. Theo người đã được Kafka ủy thác thực hiện di chúc, đồng thời là người bạn tâm giao, hiểu biết cặn kẽ nhất về Kafka, đã cùng với Kafka chu du Âu châu, thậm chí dẫn dắt nhau vào các nhà thổ hưởng lạc, thì «Vụ Án» và «Lâu Đài» là hai tác phẩm anh em sinh đôi. «Vụ Án» là hành trình đi tìm công lý, trong khi «Lâu Đài» là biểu tượng của «Phúc Phận», biểu tượng của «Ân Huệ», tiếng Pháp : La Grâce). Đó là hai khái niệm thần học của Do Thái giáo mà theo sách thánh Kabbale, cho phép con người cảm nhận được sự hiện diện của Thượng Đế.

Mê cung của lịch sử

Bên cạnh ý nghĩa mang tính tâm linh vừa kể, tiểu thuyết và cả truyện ngắn của Kafka nữa hàm chứa rất nhiều ẩn dụ. Đó là những văn bản đa nghĩa – textes polysémiques – thúc đẩy các thế hệ độc giả bốn phương đi tìm lời giải.

Nhưng quan trọng không kém là khung cảnh lịch sử đầu thế kỷ 20 và đặc biệt là 20 năm đầu tiên, thời gian Kafka cầm bút trước khi qua đời năm 1924. Trong giai đoạn này, điều chưa từng thấy tại châu Âu là đại họa Thế Chiến. Đây là khái niệm chiến tranh toàn diện giữa các cường quốc như Nga, Pháp, Áo – Hung, Phổ, Ý và Anh Quốc. Bởi vậy, theo tất cả những chứng từ còn lưu lại từ ấy cho đến nay, con ngưòi Tây phương vào thời điểm đó có cảm giác lâm vào một mê cung thăm thẳm, trong khi cùng lúc sụp đổ tan tành ba đế chế vĩ đại : Đế chế Nga, đế chế Áo – Hung và đế chế Ottoman, tức Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Vienna, thủ đô Áo – Hung, nhà văn Karl Kraus xuất bản quyển sách dài tựa đề : «Những ngày cuối cùng của loài người». Còn ngoại trưởng Anh, ông Edward Grey, vào lúc mà nước ông và Đức tham chiến, đã thốt rằng : «Các ngọn đèn đã chợt tắt trên toàn lục địa châu Âu. Chúng ta sẽ không thấy đèn bật sáng trở lại trước khi chúng ta nhắm mắt». Điều này cần nhấn mạnh. Đặc điểm chung của thế hệ trưởng thành những năm đệ nhất Thế Chiến, đó là họ đều linh cảm ít nhiều thế giới thân quen, gần gũi của họ một sớm mai đã tan vỡ, nhường chỗ cho bạo lực ở một chiều kích chưa từng thấy, báo hiệu những cuộc tàn sát tập thể dã man, phản nhân văn. Phải chăng nên nhắc lại ở đây những người đương thời không thể tin vào những điều họ nhìn thấy trước mắt và họ sẽ chứng kiến trong suốt nửa thế kỷ : 10 triệu người bỏ mạng trong cuộc chiến 1914 – 1919 và ít nhất là 54 triệu người chết trong cuộc chiến 20 năm sau đó. Còn bao nhiêu trăm triệu người lưu lạc trên toàn thế giới ?

Loài người tất nhiên đã sống sót sau Đại Họa. Thế nhưng, từ lúc đó, các nhà trí thức châu Âu phỏng đoán toà kiến trúc kiên cố bảo vệ hòa bình của thế kỷ qua đã bị triệt hạ trong khói lửa. Sự an toàn không còn nữa trên thế giới này. Ở điểm này, Kafka hơn cả Joyce hay Proust, đã ghi chép lại cái không khí lo âu, sợ hãi bao trùm, sự mất mát nhân tính và những nẻo đường vô vọng của con người đi tìm sự cứu chuộc, điều sẽ diễn ra từ đệ nhất đến đệ nhị Thế Chiến, khiến cho sau này, ông được nhiều thế hệ tôn làm bậc thầy, vị tiên tri, cười ra nước mắt, báo hiệu con người sẽ không tài nào giải mã nổi thân phận chính mình.

Nhà văn Milan Kundera đánh giá : «Với Kafka, tiểu thuyết không còn là điều tự bạch của tác giả. Tiểu thuyết là cơ hội thăm dò ý nghĩa cuộc sống, khi thế giới đã trở thành một cái bẫy giam hãm con người».

(Tạp chí đăng lần đầu ngày 19/09/2008)

  continue reading

23 episodios

Artwork
iconCompartir
 
Manage episode 422426123 series 1455069
Contenido proporcionado por France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Todo el contenido del podcast, incluidos episodios, gráficos y descripciones de podcast, lo carga y proporciona directamente France Médias Monde and RFI Tiếng Việt o su socio de plataforma de podcast. Si cree que alguien está utilizando su trabajo protegido por derechos de autor sin su permiso, puede seguir el proceso descrito aquí https://es.player.fm/legal.

Không thể tách rời ý nghĩa những tác phẩm của Kafka ra khỏi mảnh đất chúng sinh sôi nẩy nở. Cũng không thể « đọc » Kafka mà quên đi chúng ta đang đứng ở đâu, tại những điểm nhìn nào. Vì vậy, phải trở ngược về đầu thế kỷ 20, quãng thời gian đã được nhà sử học Eric J.Hobsbawm mệnh danh là kỷ nguyên của những Đại Họa.

Kafka sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái, tại Praha, thủ đô Tiệp ngày nay, thuộc đế chế Áo Hung lúc đó. Nhưng ông được đào tạo tại những ngôi trường Đức, ông tiếp thu văn hóa Đức và sáng tác bằng tiếng Đức. Như vậy, Kafka mang trong mình sự cộng hưởng của ba nền văn hóa : Văn hóa Do Thái, văn hóa Tiệp và văn hóa Đức. Sau này, giá trị tinh thần của sự nghiệp Kafka trở thành một di sản được cả ba nền văn hóa này khẳng định sở hữu và tranh giành bản quyền, hay ít nhất là đòi áp đặt một cách diễn giải riêng. Có lẽ, ảnh hưởng của ba nền văn hóa này vừa là chìa khóa của các tác phẩm, vừa là nguyên nhân gây xung đột trong tâm thức nhà văn.

Do đó, trước khi xem xét các cách tiếp cận, cách « đọc » Kafka, thiết tưởng nên tìm hiểu tiểu sử độc đáo của một nhà văn bị giằng co giữa nhiều « bản sắc », mà hơn nữa, vào thời điểm tài năng chín mùi, đứng ở vị trí bản lề lịch sử của châu Âu giữa thế kỷ 19 hòa bình và thế kỷ 20 kinh thiên động địa.

Kafka, đứa trẻ của chính sách đồng hóa người Do Thái

Kafka sinh năm 1883 trong một gia đình gốc Do Thái đã bắt đầu được đồng hóa. Lúc trẻ, Kafka không mấy quan tâm đến gốc rễ Do Thái của mình, cho dù gia đình ông vẫn vào đền tham dự các buổi lễ quan trọng của Do Thái giáo. Nhưng, theo đa số các nhà nghiên cứu Do Thái hiện nay, Kafka càng trưởng thành càng cảm thấy mình lạc loài, như người mất gốc, mất lai lịch.

Phải nói thêm, cho dù người Do Thái đã di dân sang châu Âu từ ngàn năm trưóc, nhưng trong đế chế Áo - Hung, phải đợi đến 1848, tức là 35 năm trước khi Franz Kafka ra đời, cộng đồng người Do Thái mới được công nhận quyền bình đẳng. Trước 1848, người Do Thái bị đàn áp, khống chế rất dã man. Ví dụ điển hình là chẳng những họ bị đẩy ra sống ở ngoài lề xã hội, mà hơn vậy nữa, nhà chức trách giới hạn gắt gao việc tăng trưởng dân số người Do Thái với đạo luật : Chỉ có con trai đầu lòng của gia đình người Do Thái được quyền kết hôn và lập gia đình. Điểm quan trọng ở đây là Kafka đại diện cho thế hệ thứ hai, kể từ khi người Do Thái được đồng hóa, trong khi ông cụ nội của Kafka còn phải bị lưu đầy, suýt không được quyền lập gia đình, nếu sự kiện 1848 không diễn ra. Hoàn cảnh này cũng đáng lưu ý trong sự hình thành của tâm thức Kafka. Gốc gác này còn hiển hiện trong Nhật ký của Kafka. Năm 1911, ông viết : « Tôi tên là Amschel trong tiếng Hebreu (Do Thái) như ông cụ nội của mẹ tôi ».

Praha vào đầu thế kỷ 20 cũng là một thủ đô đa sắc tộc với ba cộng đồng chung sống tại đây. Đông nhất là người Tiệp, cư dân Đức thì giàu có và thiểu số người Do Thái. Nhưng tiếng Đức là ngôn ngữ chính thống của đế chế Áo - Hung. Bởi vậy, người Do Thái Praha thuộc thành phần khá giả, như gia đình Kafka, cho con học tiếng Đức hầu thăng tiến trong xã hội.

Tuy nhiên, sự kỳ thị, bài xích người Do Thái vẫn tiềm ẩn trong các xã hội Âu châu đương thời. Lâu lâu lại nổi lên các tin đồn là dân Do Thái giết người để tế lễ. Vì vậy, tại Praha, năm 1901, diễn ra nhiều cuộc biểu tình ầm ĩ chống Do Thái, hay tại Pháp, nổ ra vụ án Dreyfuss cuối thế kỷ 19. Phải đợi đến đầu thế kỷ 20, năm 1906, sĩ quan này mới được phục hồi tại Pháp.

Một dấu hiệu khác cần quan tâm là Kafka về cuối đời, nảy sinh ý định di tản sang Palestine, nơi người Do Thái xem là quê hương lịch sử của mình. Tất cả những người bạn của Kafka đều mang gốc gác Do Thái, như Max Brod. Sau này, Max Brod đã định cư tạ Palestine và viết lời đề bạt cho những tác phẩm của Kafka. Theo người đã được Kafka ủy thác thực hiện di chúc, đồng thời là người bạn tâm giao, hiểu biết cặn kẽ nhất về Kafka, đã cùng với Kafka chu du Âu châu, thậm chí dẫn dắt nhau vào các nhà thổ hưởng lạc, thì «Vụ Án» và «Lâu Đài» là hai tác phẩm anh em sinh đôi. «Vụ Án» là hành trình đi tìm công lý, trong khi «Lâu Đài» là biểu tượng của «Phúc Phận», biểu tượng của «Ân Huệ», tiếng Pháp : La Grâce). Đó là hai khái niệm thần học của Do Thái giáo mà theo sách thánh Kabbale, cho phép con người cảm nhận được sự hiện diện của Thượng Đế.

Mê cung của lịch sử

Bên cạnh ý nghĩa mang tính tâm linh vừa kể, tiểu thuyết và cả truyện ngắn của Kafka nữa hàm chứa rất nhiều ẩn dụ. Đó là những văn bản đa nghĩa – textes polysémiques – thúc đẩy các thế hệ độc giả bốn phương đi tìm lời giải.

Nhưng quan trọng không kém là khung cảnh lịch sử đầu thế kỷ 20 và đặc biệt là 20 năm đầu tiên, thời gian Kafka cầm bút trước khi qua đời năm 1924. Trong giai đoạn này, điều chưa từng thấy tại châu Âu là đại họa Thế Chiến. Đây là khái niệm chiến tranh toàn diện giữa các cường quốc như Nga, Pháp, Áo – Hung, Phổ, Ý và Anh Quốc. Bởi vậy, theo tất cả những chứng từ còn lưu lại từ ấy cho đến nay, con ngưòi Tây phương vào thời điểm đó có cảm giác lâm vào một mê cung thăm thẳm, trong khi cùng lúc sụp đổ tan tành ba đế chế vĩ đại : Đế chế Nga, đế chế Áo – Hung và đế chế Ottoman, tức Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Vienna, thủ đô Áo – Hung, nhà văn Karl Kraus xuất bản quyển sách dài tựa đề : «Những ngày cuối cùng của loài người». Còn ngoại trưởng Anh, ông Edward Grey, vào lúc mà nước ông và Đức tham chiến, đã thốt rằng : «Các ngọn đèn đã chợt tắt trên toàn lục địa châu Âu. Chúng ta sẽ không thấy đèn bật sáng trở lại trước khi chúng ta nhắm mắt». Điều này cần nhấn mạnh. Đặc điểm chung của thế hệ trưởng thành những năm đệ nhất Thế Chiến, đó là họ đều linh cảm ít nhiều thế giới thân quen, gần gũi của họ một sớm mai đã tan vỡ, nhường chỗ cho bạo lực ở một chiều kích chưa từng thấy, báo hiệu những cuộc tàn sát tập thể dã man, phản nhân văn. Phải chăng nên nhắc lại ở đây những người đương thời không thể tin vào những điều họ nhìn thấy trước mắt và họ sẽ chứng kiến trong suốt nửa thế kỷ : 10 triệu người bỏ mạng trong cuộc chiến 1914 – 1919 và ít nhất là 54 triệu người chết trong cuộc chiến 20 năm sau đó. Còn bao nhiêu trăm triệu người lưu lạc trên toàn thế giới ?

Loài người tất nhiên đã sống sót sau Đại Họa. Thế nhưng, từ lúc đó, các nhà trí thức châu Âu phỏng đoán toà kiến trúc kiên cố bảo vệ hòa bình của thế kỷ qua đã bị triệt hạ trong khói lửa. Sự an toàn không còn nữa trên thế giới này. Ở điểm này, Kafka hơn cả Joyce hay Proust, đã ghi chép lại cái không khí lo âu, sợ hãi bao trùm, sự mất mát nhân tính và những nẻo đường vô vọng của con người đi tìm sự cứu chuộc, điều sẽ diễn ra từ đệ nhất đến đệ nhị Thế Chiến, khiến cho sau này, ông được nhiều thế hệ tôn làm bậc thầy, vị tiên tri, cười ra nước mắt, báo hiệu con người sẽ không tài nào giải mã nổi thân phận chính mình.

Nhà văn Milan Kundera đánh giá : «Với Kafka, tiểu thuyết không còn là điều tự bạch của tác giả. Tiểu thuyết là cơ hội thăm dò ý nghĩa cuộc sống, khi thế giới đã trở thành một cái bẫy giam hãm con người».

(Tạp chí đăng lần đầu ngày 19/09/2008)

  continue reading

23 episodios

Todos los episodios

×
 
Loading …

Bienvenido a Player FM!

Player FM está escaneando la web en busca de podcasts de alta calidad para que los disfrutes en este momento. Es la mejor aplicación de podcast y funciona en Android, iPhone y la web. Regístrate para sincronizar suscripciones a través de dispositivos.

 

Guia de referencia rapida