¡Desconecta con la aplicación Player FM !
Iran -Israel : Vẫn hy vọng thế giới tránh được một cuộc khủng hoảng dầu lửa
Manage episode 444172019 series 1455066
Teheran và Washington cùng theo đuổi một giấc mơ : tránh được một cuộc khủng hoảng dầu hỏa. Trong một tuần lễ, giá dầu trên thế giới tăng thêm 9 % trước nguy cơ Trung Đông bị đẩy vào chiến tranh. Trước mắt Teheran không dám chận eo biển Ormuz nơi 30 % dầu khí Trung Đông đi qua. Washington thừa biết trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Israel tấn công nhà máy dầu của Iran làm tiêu tan mọi hy vọng đắc cử của Kamala Harris, ứng viên đảng Dân Chủ.
Iran là một trong ba giếng dầu lớn nhất trên thế giới và cho dù từ 2018 dầu hỏa Iran bị Hoa Kỳ mạnh tay trừng phạt, năm 2023 mỗi ngày Teheran vẫn sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu, (chiếm 3 % sản lượng của thế giới). Một nửa trong số đó là để phục vụ thị trường nội địa, với 86 triệu dân. Nửa còn lại là để xuất khẩu. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua dầu hỏa của Iran.
Sự kiện Teheran bắn 200 tên lửa sang lãnh thổ Israel trong đêm 01/10/2024 bắt buộc Nhà Nước Do Thái phải trả đũa với khả năng các cơ sở dầu hỏa của Iran có thể là mục tiêu tấn công, bởi dầu khí chiếm 41 % kim ngạch xuất khẩu của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Dù vậy kịch bản hai nước thù nghịch trong khu vực là Iran và Israel lao vào một cuộc chiến đã không làm dấy lên một cơn « sốt dầu hỏa » trong những ngày tiếp theo đó.
Mỹ muốn tránh « một cơn sốt dầu »
Phải đợi đến khi từ Washington tổng thống Biden cho biết « đang thảo luận về khả năng Israel đánh vào các nhà máy dầu » của Iran, giá dầu mới tăng thêm 7 % trong phiên giao dịch hôm 03/10/2024. Chưa đầy 24 giờ sau, chủ nhân Nhà Trắng cải chính rằng để trả đũa Iran, « Israel có nhiều phương án khác ngoài việc nhắm vào các cơ sở năng lượng » của đối phương. Trong phiên giao dịch ngày 07/10/2024 giá dầu trên thế giới vượt ngưỡng 80 đô la một thùng -thấp hơn 130 đô la/thùng khi Nga đánh Ukraina hồi tháng 2/2022.
Giới trong ngành nói đến hiện tượng « thị trường dầu hỏa thế giới thêm căng » nhưng đồng loạt cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, không thể coi đây là một cuộc khủng hoảng dầu lửa như kịch bản từng xảy ra hồi thập niên 1970.
Giám đốc tạp chí đầu tư Investir của Pháp, François Monnier trên đài phát thanh tư nhân Radio Classique giải thích :
« Giá dầu hỏa đã được nhân lên gấp 4 lần khi nổ ra chiến tranh Kippour (năm 1973). Dưới tác động cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Iran năm 1979 giá dầu nhân lên gấp đôi. Hiện tại dầu hỏa được cho là vẫn ổn định cho dù có tăng thêm 7 % trong tuần qua. Nhiều lý do giải thích khách biệt so với hồi thập niên 1970 : một là giới trong ngành không tin rằng thế giới rơi vào cảnh khan hiếm dầu. Bản thân Ả Rập Xê Út chủ trương giảm bớt lượng sản xuất vì không tin rằng chiến tranh leo thang tại Trung Đông. Hai là ngay cả trong trường hợp tình hình ở Trung Đông có xấu đi thì đừng quên rằng thế giới có thể trông cậy vào dầu đá phiến của Mỹ. Trong một chục năm, thị phần dầu hỏa của Hoa Kỳ trên thế giới đang từ 10 % tăng vọt lên thành 20 %. Dầu hỏa của Mỹ giảm thiểu vai trò và ảnh hưởng của khối OPEC. Sau cùng kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm khiến mức cung cao hơn mức cầu ».
Trên đài phát thanh Canada- Ottawa, chuyên gia về năng lượng Ivan Cliche, đại học Montréal cho rằng, bầu cử tổng thống Mỹ mới là yếu tố quyết định đối với thị trường dầu hỏa thế giới hiện nay :
« Phản ứng của thị trường trong tình trạng bất an. Hoa Kỳ sắp bầu lại tổng thống. Mọi người đều biết là luôn có một mối liên hệ giữa giá xăng dầu tại Mỹ với tỷ lệ được lòng dân của ứng cử viên tổng thống trong chính quyền mãn nhiệm. Nếu giá dầu tăng mạnh, điều đó không tốt cho ứng viên bên đảng Dân Chủ là bà Kamala Harris. Tuy nhiên có hai yếu tố cần theo dõi chặt chẽ : một là liệu Israel có tấn công vào các nhà máy dầu của Iran hay không. Năng lượng bảo đảm gần 50 % thu nhập cho Iran. Đánh vào dầu hỏa và khí đốt của nước này có nghĩa là trực tiếp tấn công vào kinh tế và qua đó làm suy yếu Iran. Điểm thứ hai là thị trường đang hồi hộp chờ đợi xem rằng Teheran có đóng cửa eo biển Ormuz hay không. Đây là nơi từ 15 đến 20 % sản xuất dầu hỏa trên thế giới phải đi qua. Trong hai trường hợp này, tình hình sẽ thực sự trở nên phức tạp ».
Trả lời báo Le Monde, chuyên gia về Iran, Thierry Coville, thuộc Viện Quan Hệ Chiến Lược của Pháp IRIS cho rằng, Teheran sẽ « chỉ đóng cửa eo biển Ormuz trong trường hợp bất khả kháng, vì biện pháp này sẽ có nhiều hậu quả tai hại với bản thân Iran » : Vịnh Ba Tư là một trong những cửa ngõ quan trọng của giao thương quốc tế, và là ngả duy nhất đưa năng lượng của Ả Rập Xê Út, Irak, Iran và cả Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, cũng như Kowei ra thế giới bên ngoài. Ngay cả trong chiến tranh Iran-Iran thập niên 1980 eo biển Ormuz vẫn là vùng « bất khả xâm phạm ».
Giới hạn từ chính sách cấm vận dầu Iran
Theo thống kê của tổ chức OPEC, khối các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa, mà Iran là một trong số các sáng lập viên, năm 2023 nhờ xuất khẩu dầu hỏa, Teheran thu về 41 tỷ đô la. Cũng Iran năm ngoái thông báo đầu tư 18 tỷ đô la nhằm « nâng cao khả năng sản xuất » tại 6 giếng dầu ở các khu vực miền nam và tây nam. Iran đề ra mục tiêu « cung cấp thêm đến gần 400.000 thùng dầu một ngày ».
Vậy Mỹ và Israel có thể siết chặt thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào xuất khẩu dầu hỏa của Iran để cô lập thêm chế độ của giáo chủ Khamenei hay không ? Đầu tháng 2/2024 chính quyền biden đã ban hành thêm một loạt các biện pháp « trừng phạt kinh tế » nhắm vào Iran với lý do Teheran vi phạm lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, « rửa tiền và bán dầu hỏa cho một số đối tác có liên hệ với Trung Quốc, Nga và Syria (…) chủ yếu là để tài trợ lực lượng đặc nhiêm Quds của Iran ». Giáo sư Ivan Cliche, đại học Montréal không tin rằng trừng phạt và cấm vận dầu hỏa Iran là những công cụ thích hợp nhất :
« Ban hành thêm lệnh cấm vận Iran vẫn là một công cụ Mỹ có thể sử dụng, nhưng rõ ràng là biện pháp này dù đã được áp dụng từ nhiều năm nay nhưng không đem lại hiệu quả mong muốn. Điểm chính ở đây là thị trường dầu hỏa thế giới đang trong tình trạng sản xuất dư thừa. Cung cao hơn cầu. Do vậy các thành viên trong khối OPEC muốn áp đặt quota để giữ giá ở quãng từ 80 đến 90 đô la một thùng dầu. Ngoài ra, nhiều nước sản xuất và xuất khẩu không thuộc khối OPEC -như là Mỹ cũng có khả năng cung cấp thêm dầu cho thế giới. Nói cách khác, về trung hạn, thị trường dầu hỏa thế giới không lo thiếu dầu. Ả Rập Xê Út có thể sản xuất thêm từ một đến một triệu rưỡi thùng dầu mỗi ngày để lấp vào chỗ trống. Nhưng trong những tháng sắp tới, giá cả trên thị trường còn tùy thuộc vào lượng dầu tiêu thụ mỗi ngày. Nếu cứ như hiện tại và không có điều bất ngờ xảy ra, thì tôi nghĩ là thị trường sẽ khá ổn định trong những tháng tới ».
Cũng trên đài phát thanh Canada, giáo sư quan hệ quốc tế Miloud Chennoufi, học viện quân sự Canada đưa ra một giải thích mang tính chính trị cho thấy Hoa Kỳ hoàn toàn không mặn mà trước khả năng Israel đánh mạnh vào tử huyệt của Iran là xăng dầu, với hy vọng lật độ chế độ trong tay giáo chủ Khamenei, cho dù đây là giấc mơ mà Benjamin Netanyahu đã ấp ủ để cố giữ chiếc ghế thủ tướng Israel :
« Có khả năng là Israel sẽ đáp trả bằng các biện pháp quân sự. Ngoài ra, đến nay các biện pháp trừng phạt Iran đã khá khắt khe. Siết chặt thêm trừng phạt thì sẽ bóp ngạt kinh tế của nước này và càng cô lập chế độ Teheran. Nhưng tình hình hiện tại đã rất nghiêm trọng. Sẽ nghiêm trọng hơn nữa nếu Israel và Teheran tuyên chiến và rất có thể là Mỹ sẽ can thiệp. Tuy nhiên Hoa Kỳ căn cứ vào một số yếu tố để xử lý hồ sơ Trung Đông. Kinh tế là một trong số những yếu tố đó. Tôi không nghĩ rằng tất cả mọi người chấp nhận để cho giá dầu hỏa tăng vọt tức là chấp nhận khả năng eo biển Ormuz bị đóng cửa hay giao thương bị gián đoạn ở Hồng Hải và kênh đào Suez do tác động của phe Houthi hồi giáo Yemen. Nói cách khác, nếu có chiến tranh với Iran, thì vế kinh tế sẽ trở thành một vấn đề khó giải quyết đối với Mỹ. Thêm vào đó nếu như Israel can thiệp vào Iran với mục tiêu lật đổ chế độ, thì điều đó làm gợi lại kinh nghiệm của Hoa Kỳ với Irak và đó là điều không hay bởi vì Mỹ cũng đã từng hứa hẹn xây dựng một chế độ mới cho người dân Irak và để rồi đã bị sa lầy tại quốc gia này ».
Đầu tháng 2/2024 chính quyền Biden đã ban hành thêm một loạt các biện pháp « trừng phạt kinh tế » nhắm vào Iran với lý do Teheran vi phạm lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, « rửa tiền và bán dầu hỏa cho một số đối tác có liên hệ với Trung Quốc, Nga và Syria (…) chủ yếu là để tài trợ lực lượng đặc nhiêm Quds của Iran ».
Jean Christophe Caffet, kinh tế trưởng cơ quan bảo hiểm ngoại thương của Pháp COFACE ghi nhận : Nga là bên duy nhất có lợi trong trường hợp eo biểu Ormuz bị đóng cửa, bởi đây là kịch bản duy nhất đẩy giá dầu lên cao và điều đó có lợi cho Matxcơva đang cần tài trợ chiến tranh Ukraina. Nhưng « ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông khá hạn chế ».
Hơn một năm sau loạt khủng bố 7/10 trên lãnh thổ Israel, khủng hoảng ở Trung Đông đang lan rộng. Israel phong tỏa rồi oanh kích Gaza, mở thêm mặt trận tại Liban nhắm vào lực lượng vũ trang Hezbollah được Teheran yểm trợ. Cũng Israel tiêu diệt thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas khi Ismael Haniyeh khi ông này đang có mặt tại thủ đô Teheran và là khách mời của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Iran Massoud Pezeshkian hồi tháng 7/2024. Trong nửa năm, Iran đã hai lần trực tiếp tấn công Israel nhưng theo giới phân tích, Washington đang nắm giữ một phần chìa khóa để trả lời câu hỏi Trung Đông có bị đẩy vào chiến tranh hay không.
Điều may mắn hơn cả trước mắt là ở thời điểm này, cả Iran lẫn Hoa Kỳ cùng muốn tránh một « cuộc chiến » Iran-Israel : Teheran biết tiềm năng quân sự không đủ để đối chọi với Nhà nước Do Thái và không chắc là chế độ có thể tồn tại nếu phải lao vào chiến tranh. Ở góc đài bên kia, Israel muốn « giải quyết dứt điểm » mối đe dọa Iran, một quốc gia được cho là « sắp » có vũ khí nguyên tử. Nhưng Israel không thể tấn công Iran nếu không có vũ khí của Hoa Kỳ.
Ngót một tháng trước bầu cử tổng thống Mỹ chính quyền Biden bằng mọi giá cần khống chế đồng minh Netanyahu tránh đổ thêm dầu vào chảo lửa Trung Đông. Nếu thất bại và để nổ ra một cuộc khủng hoảng về dầu hỏa, giá dầu tăng gấp đôi, gấp ba so với hiện tại, thì coi như Joe Biden trả lại chìa khóa Nhà Trắng cho ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump.
Hơn bao giờ hết, Teheran đang kỳ vọng nhiều vào Washington.
72 episodios
Manage episode 444172019 series 1455066
Teheran và Washington cùng theo đuổi một giấc mơ : tránh được một cuộc khủng hoảng dầu hỏa. Trong một tuần lễ, giá dầu trên thế giới tăng thêm 9 % trước nguy cơ Trung Đông bị đẩy vào chiến tranh. Trước mắt Teheran không dám chận eo biển Ormuz nơi 30 % dầu khí Trung Đông đi qua. Washington thừa biết trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Israel tấn công nhà máy dầu của Iran làm tiêu tan mọi hy vọng đắc cử của Kamala Harris, ứng viên đảng Dân Chủ.
Iran là một trong ba giếng dầu lớn nhất trên thế giới và cho dù từ 2018 dầu hỏa Iran bị Hoa Kỳ mạnh tay trừng phạt, năm 2023 mỗi ngày Teheran vẫn sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu, (chiếm 3 % sản lượng của thế giới). Một nửa trong số đó là để phục vụ thị trường nội địa, với 86 triệu dân. Nửa còn lại là để xuất khẩu. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua dầu hỏa của Iran.
Sự kiện Teheran bắn 200 tên lửa sang lãnh thổ Israel trong đêm 01/10/2024 bắt buộc Nhà Nước Do Thái phải trả đũa với khả năng các cơ sở dầu hỏa của Iran có thể là mục tiêu tấn công, bởi dầu khí chiếm 41 % kim ngạch xuất khẩu của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Dù vậy kịch bản hai nước thù nghịch trong khu vực là Iran và Israel lao vào một cuộc chiến đã không làm dấy lên một cơn « sốt dầu hỏa » trong những ngày tiếp theo đó.
Mỹ muốn tránh « một cơn sốt dầu »
Phải đợi đến khi từ Washington tổng thống Biden cho biết « đang thảo luận về khả năng Israel đánh vào các nhà máy dầu » của Iran, giá dầu mới tăng thêm 7 % trong phiên giao dịch hôm 03/10/2024. Chưa đầy 24 giờ sau, chủ nhân Nhà Trắng cải chính rằng để trả đũa Iran, « Israel có nhiều phương án khác ngoài việc nhắm vào các cơ sở năng lượng » của đối phương. Trong phiên giao dịch ngày 07/10/2024 giá dầu trên thế giới vượt ngưỡng 80 đô la một thùng -thấp hơn 130 đô la/thùng khi Nga đánh Ukraina hồi tháng 2/2022.
Giới trong ngành nói đến hiện tượng « thị trường dầu hỏa thế giới thêm căng » nhưng đồng loạt cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, không thể coi đây là một cuộc khủng hoảng dầu lửa như kịch bản từng xảy ra hồi thập niên 1970.
Giám đốc tạp chí đầu tư Investir của Pháp, François Monnier trên đài phát thanh tư nhân Radio Classique giải thích :
« Giá dầu hỏa đã được nhân lên gấp 4 lần khi nổ ra chiến tranh Kippour (năm 1973). Dưới tác động cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Iran năm 1979 giá dầu nhân lên gấp đôi. Hiện tại dầu hỏa được cho là vẫn ổn định cho dù có tăng thêm 7 % trong tuần qua. Nhiều lý do giải thích khách biệt so với hồi thập niên 1970 : một là giới trong ngành không tin rằng thế giới rơi vào cảnh khan hiếm dầu. Bản thân Ả Rập Xê Út chủ trương giảm bớt lượng sản xuất vì không tin rằng chiến tranh leo thang tại Trung Đông. Hai là ngay cả trong trường hợp tình hình ở Trung Đông có xấu đi thì đừng quên rằng thế giới có thể trông cậy vào dầu đá phiến của Mỹ. Trong một chục năm, thị phần dầu hỏa của Hoa Kỳ trên thế giới đang từ 10 % tăng vọt lên thành 20 %. Dầu hỏa của Mỹ giảm thiểu vai trò và ảnh hưởng của khối OPEC. Sau cùng kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm khiến mức cung cao hơn mức cầu ».
Trên đài phát thanh Canada- Ottawa, chuyên gia về năng lượng Ivan Cliche, đại học Montréal cho rằng, bầu cử tổng thống Mỹ mới là yếu tố quyết định đối với thị trường dầu hỏa thế giới hiện nay :
« Phản ứng của thị trường trong tình trạng bất an. Hoa Kỳ sắp bầu lại tổng thống. Mọi người đều biết là luôn có một mối liên hệ giữa giá xăng dầu tại Mỹ với tỷ lệ được lòng dân của ứng cử viên tổng thống trong chính quyền mãn nhiệm. Nếu giá dầu tăng mạnh, điều đó không tốt cho ứng viên bên đảng Dân Chủ là bà Kamala Harris. Tuy nhiên có hai yếu tố cần theo dõi chặt chẽ : một là liệu Israel có tấn công vào các nhà máy dầu của Iran hay không. Năng lượng bảo đảm gần 50 % thu nhập cho Iran. Đánh vào dầu hỏa và khí đốt của nước này có nghĩa là trực tiếp tấn công vào kinh tế và qua đó làm suy yếu Iran. Điểm thứ hai là thị trường đang hồi hộp chờ đợi xem rằng Teheran có đóng cửa eo biển Ormuz hay không. Đây là nơi từ 15 đến 20 % sản xuất dầu hỏa trên thế giới phải đi qua. Trong hai trường hợp này, tình hình sẽ thực sự trở nên phức tạp ».
Trả lời báo Le Monde, chuyên gia về Iran, Thierry Coville, thuộc Viện Quan Hệ Chiến Lược của Pháp IRIS cho rằng, Teheran sẽ « chỉ đóng cửa eo biển Ormuz trong trường hợp bất khả kháng, vì biện pháp này sẽ có nhiều hậu quả tai hại với bản thân Iran » : Vịnh Ba Tư là một trong những cửa ngõ quan trọng của giao thương quốc tế, và là ngả duy nhất đưa năng lượng của Ả Rập Xê Út, Irak, Iran và cả Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, cũng như Kowei ra thế giới bên ngoài. Ngay cả trong chiến tranh Iran-Iran thập niên 1980 eo biển Ormuz vẫn là vùng « bất khả xâm phạm ».
Giới hạn từ chính sách cấm vận dầu Iran
Theo thống kê của tổ chức OPEC, khối các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa, mà Iran là một trong số các sáng lập viên, năm 2023 nhờ xuất khẩu dầu hỏa, Teheran thu về 41 tỷ đô la. Cũng Iran năm ngoái thông báo đầu tư 18 tỷ đô la nhằm « nâng cao khả năng sản xuất » tại 6 giếng dầu ở các khu vực miền nam và tây nam. Iran đề ra mục tiêu « cung cấp thêm đến gần 400.000 thùng dầu một ngày ».
Vậy Mỹ và Israel có thể siết chặt thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào xuất khẩu dầu hỏa của Iran để cô lập thêm chế độ của giáo chủ Khamenei hay không ? Đầu tháng 2/2024 chính quyền biden đã ban hành thêm một loạt các biện pháp « trừng phạt kinh tế » nhắm vào Iran với lý do Teheran vi phạm lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, « rửa tiền và bán dầu hỏa cho một số đối tác có liên hệ với Trung Quốc, Nga và Syria (…) chủ yếu là để tài trợ lực lượng đặc nhiêm Quds của Iran ». Giáo sư Ivan Cliche, đại học Montréal không tin rằng trừng phạt và cấm vận dầu hỏa Iran là những công cụ thích hợp nhất :
« Ban hành thêm lệnh cấm vận Iran vẫn là một công cụ Mỹ có thể sử dụng, nhưng rõ ràng là biện pháp này dù đã được áp dụng từ nhiều năm nay nhưng không đem lại hiệu quả mong muốn. Điểm chính ở đây là thị trường dầu hỏa thế giới đang trong tình trạng sản xuất dư thừa. Cung cao hơn cầu. Do vậy các thành viên trong khối OPEC muốn áp đặt quota để giữ giá ở quãng từ 80 đến 90 đô la một thùng dầu. Ngoài ra, nhiều nước sản xuất và xuất khẩu không thuộc khối OPEC -như là Mỹ cũng có khả năng cung cấp thêm dầu cho thế giới. Nói cách khác, về trung hạn, thị trường dầu hỏa thế giới không lo thiếu dầu. Ả Rập Xê Út có thể sản xuất thêm từ một đến một triệu rưỡi thùng dầu mỗi ngày để lấp vào chỗ trống. Nhưng trong những tháng sắp tới, giá cả trên thị trường còn tùy thuộc vào lượng dầu tiêu thụ mỗi ngày. Nếu cứ như hiện tại và không có điều bất ngờ xảy ra, thì tôi nghĩ là thị trường sẽ khá ổn định trong những tháng tới ».
Cũng trên đài phát thanh Canada, giáo sư quan hệ quốc tế Miloud Chennoufi, học viện quân sự Canada đưa ra một giải thích mang tính chính trị cho thấy Hoa Kỳ hoàn toàn không mặn mà trước khả năng Israel đánh mạnh vào tử huyệt của Iran là xăng dầu, với hy vọng lật độ chế độ trong tay giáo chủ Khamenei, cho dù đây là giấc mơ mà Benjamin Netanyahu đã ấp ủ để cố giữ chiếc ghế thủ tướng Israel :
« Có khả năng là Israel sẽ đáp trả bằng các biện pháp quân sự. Ngoài ra, đến nay các biện pháp trừng phạt Iran đã khá khắt khe. Siết chặt thêm trừng phạt thì sẽ bóp ngạt kinh tế của nước này và càng cô lập chế độ Teheran. Nhưng tình hình hiện tại đã rất nghiêm trọng. Sẽ nghiêm trọng hơn nữa nếu Israel và Teheran tuyên chiến và rất có thể là Mỹ sẽ can thiệp. Tuy nhiên Hoa Kỳ căn cứ vào một số yếu tố để xử lý hồ sơ Trung Đông. Kinh tế là một trong số những yếu tố đó. Tôi không nghĩ rằng tất cả mọi người chấp nhận để cho giá dầu hỏa tăng vọt tức là chấp nhận khả năng eo biển Ormuz bị đóng cửa hay giao thương bị gián đoạn ở Hồng Hải và kênh đào Suez do tác động của phe Houthi hồi giáo Yemen. Nói cách khác, nếu có chiến tranh với Iran, thì vế kinh tế sẽ trở thành một vấn đề khó giải quyết đối với Mỹ. Thêm vào đó nếu như Israel can thiệp vào Iran với mục tiêu lật đổ chế độ, thì điều đó làm gợi lại kinh nghiệm của Hoa Kỳ với Irak và đó là điều không hay bởi vì Mỹ cũng đã từng hứa hẹn xây dựng một chế độ mới cho người dân Irak và để rồi đã bị sa lầy tại quốc gia này ».
Đầu tháng 2/2024 chính quyền Biden đã ban hành thêm một loạt các biện pháp « trừng phạt kinh tế » nhắm vào Iran với lý do Teheran vi phạm lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, « rửa tiền và bán dầu hỏa cho một số đối tác có liên hệ với Trung Quốc, Nga và Syria (…) chủ yếu là để tài trợ lực lượng đặc nhiêm Quds của Iran ».
Jean Christophe Caffet, kinh tế trưởng cơ quan bảo hiểm ngoại thương của Pháp COFACE ghi nhận : Nga là bên duy nhất có lợi trong trường hợp eo biểu Ormuz bị đóng cửa, bởi đây là kịch bản duy nhất đẩy giá dầu lên cao và điều đó có lợi cho Matxcơva đang cần tài trợ chiến tranh Ukraina. Nhưng « ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông khá hạn chế ».
Hơn một năm sau loạt khủng bố 7/10 trên lãnh thổ Israel, khủng hoảng ở Trung Đông đang lan rộng. Israel phong tỏa rồi oanh kích Gaza, mở thêm mặt trận tại Liban nhắm vào lực lượng vũ trang Hezbollah được Teheran yểm trợ. Cũng Israel tiêu diệt thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas khi Ismael Haniyeh khi ông này đang có mặt tại thủ đô Teheran và là khách mời của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Iran Massoud Pezeshkian hồi tháng 7/2024. Trong nửa năm, Iran đã hai lần trực tiếp tấn công Israel nhưng theo giới phân tích, Washington đang nắm giữ một phần chìa khóa để trả lời câu hỏi Trung Đông có bị đẩy vào chiến tranh hay không.
Điều may mắn hơn cả trước mắt là ở thời điểm này, cả Iran lẫn Hoa Kỳ cùng muốn tránh một « cuộc chiến » Iran-Israel : Teheran biết tiềm năng quân sự không đủ để đối chọi với Nhà nước Do Thái và không chắc là chế độ có thể tồn tại nếu phải lao vào chiến tranh. Ở góc đài bên kia, Israel muốn « giải quyết dứt điểm » mối đe dọa Iran, một quốc gia được cho là « sắp » có vũ khí nguyên tử. Nhưng Israel không thể tấn công Iran nếu không có vũ khí của Hoa Kỳ.
Ngót một tháng trước bầu cử tổng thống Mỹ chính quyền Biden bằng mọi giá cần khống chế đồng minh Netanyahu tránh đổ thêm dầu vào chảo lửa Trung Đông. Nếu thất bại và để nổ ra một cuộc khủng hoảng về dầu hỏa, giá dầu tăng gấp đôi, gấp ba so với hiện tại, thì coi như Joe Biden trả lại chìa khóa Nhà Trắng cho ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump.
Hơn bao giờ hết, Teheran đang kỳ vọng nhiều vào Washington.
72 episodios
Todos los episodios
×Bienvenido a Player FM!
Player FM está escaneando la web en busca de podcasts de alta calidad para que los disfrutes en este momento. Es la mejor aplicación de podcast y funciona en Android, iPhone y la web. Regístrate para sincronizar suscripciones a través de dispositivos.